GTHN - Nếu bạn chưa tới 18 tuổi, có lẽ bạn sắp phải quyết định hai việc quan trọng nhất trong đời bạn. Những quyết định ấy có thể thay đổi hẳn tương lại của bạn và ảnh hưởng sâu xa tới hạnh phúc, sức khoẻ của bạn, nói tóm lại, có thể làm cho bạn sung sướng hay khốn đốn.
Hai quyết định đó là;
1. Bạn kiếm ăn bằng cách nào?
Làm một nông dân, một phu trạm, một nhà hoá học, một viên kiểm lâm, một thơ ký đánh máy và một thú y, một giáo sư học hay một chủ xe hủ tíu.
2. Bạn sẽ lựa người thế nào làm bạn trăm năm?
Cả hai sự quan trọng ấy thường được quyết định liều lĩnh như trong canh bạc. Ông Harry Emerson Fosdisk nói trong cuốn “Năng lực tranh đấu”:
– Mỗi thanh niên khi lựa nghề, đem cả đời mình ra mà tố một ván phé”.
Làm sao rút bớt được phần may rủi? Xin bạn đọc tiếp những hàng dưới đây, trong đó tôi đem hết những điều hiểu biết ra khuyên bạn.
Trước hết, nếu có thể được, xin bạn ráng lựa nghề mà bạn yêu. Đã có lần tôi đem điều này hỏi ông David M.Goodrich, hội trưởng công ty làm vỏ xe hơi B.F Gooodrich. Ông đáp:
“Điều kiện quan trọng nhất để thành công là yêu công việc của mình, như vậy thì tuy làm hàng giờ mà có cảm tưởng mình chỉ giải trí”. Đó là trường hợp ông Edison, một người hồi nhỏ thất học, phải bán báo, mà sau làm thay đổi hẳn nền kỹ nghệ của Mỹ. Ông thường ăn ngủ, ngay trong phòng thí nghiệm để có thể làm việc 18 giờ một ngày, nhưng ông không thấy mệt chút nào hết. Ông tuyên bố: “Suốt đời tôi, tôi có làm việc đâu. Vui quá! như trò chơi tuyệt thú vậy!”,.
Vậy ông thành công là lẽ dĩ nhiên.
Ông Charles Schwab cũng nói với tôi đại loại như vậy. Ông nói rằng:
“Nếu bạn thấy vô cùng hăng hái trong khi làm việc, thì gần như không có việc gì mà bạn không thành công”.
Nhưng nếu bạn không hiểu biết chút gì về sở thích của bạn, làm sao nhiệt tâm cho được? Bà Edna Kerr trước làm cho Công ty Dupont, coi hàng ngàn nhân viên, bây giờ làm Phó Giám đốc “giao thiệp kỹ nghệ” cho Công ty “Sản phẩm Hiệp Chủng quốc” có nói:
– “Bi kịch thảm thương nhất ở đời là biết bao thanh niêm không bao giờ kiếm được cái nghề vừa ý họ cả. Tôi nghĩ không có người nào đáng thương bằng kẻ làm một nghề chỉ để kiếm tiền”.
Bà kể rằng có cả những sinh viên xuất thân từ trường đại học, đến nói với với bà:
– “Tôi có bằng cấp X. Bà có công việc gì cho tôi làm trong hãng bà không”.
Họ không biết họ làm được việc gì mà cũng không biết thích hợp với việc gì nữa. Trách chi mà chẳng có biết bao người, cả đàn ông lẫn đàn bà, bước chân vào đời với sức học chắc chắn, với những mộng tươi đẹp, thế mà rồi đã 40 tuổi đã kiệt lực vì thất bại, vì chán nản và lại đèo thêm bịnh thần kinh!
Sự thật, sự lựa được một nghề hợp với bạn cũng quan trọng cho sức khoẻ của bạn nữa. Bác sĩ Raymond Pearl cùng nghiên cứu với vài công ty bảo hiểm nhân mạng về những yếu tố của tuổi thọ, cho rằng sự có một nghề hợp với sở thích và tài năng là yếu tố quan trọng nhất. Ông có thể nói như Thomas Carlyle:
“Sung sướng thay người nào kiếm được việc hợp với mình! Bấy nhiêu đủ rồi, không cần gì hơn nữa”.
Mới rồi, tôi nói chuyện suốt buổi tối với ông Paul W.Boynton, Chủ phòng nhân viên của Công ty dầu lửa Soncony. Trong hai năm gần đây, ông đã hỏi dọ trên 75.000 người xin việc để ông rút kinh nghiệm mà viết cuốn: “Sáu cách để tìm việc làm”.
Tôi hỏi ông:
“Thanh niên đi kiếm việc thường có lỗi lầm nào nhất?”
Ông đáp:
“Họ không biết họ thích việc gì hết. Thiệt nghĩ mà sợ! May một bộ áo để bận vài năm thì họ đắn đo lắm, lựa một nghề định đoạt hết cả tương lai, hạnh phúc và bình tĩnh trong tâm hồn thì họ lại chẳng hề suy nghĩ!”.
Vậy phải làm sao? bạn có thể lại hỏi một phòng dẫn nghề nghiệp (1).
Phương pháp hướng dẫn này chưa được hoàn thiện, vì nó còn mới mẻ nên nhân viên các phòng hướng dẫn dầu có giúp bạn được nhiều, vẫn có thể làm lỡ được. Tuy nhiên, môn ấy sẽ có tương lai chắc chắn. Nơi đó, người ta sẽ bảo bạn làm những trắc nghiệm để dò xét khả năng của bạn về mọi phương diện hoạt động, rồi người ta khuyên bạn nên lựa nghề nào. Phần quyết định về bạn, lẽ cố nhiên.
Bạn nên nhớ, lời khuyên của họ có khi sai lầm một cách buồn cười được. Nhiều khi họ còn mô thuẫn với nhau là khác. Có người khuyên một cô học sinh của tôi nên viết văn vì cô ta có một số dụng ngữ khá lớn. Thiệt vô lý! Viết văn đâu mà dễ dàng như vậy? Phải có tài truyền tư tưởng và cảm xúc của mình cho độc giả và muốn thế, không cần có nhiều dụng ngữ, mà phải có tư tưởng, kinh nghiệm, quyết tín và nhiệt huyết. Vì theo lời họ khuyên, cô nọ đương là một cô thư ký, sung sướng tháy mình trở nên một nữ sĩ tập sự, để rồi sau thấy mình thất bại chua cay.
Vậy cả những nhà chuyên môn về khoa học hướng dẫn nghề nghiệp vẫn chưa đáng hoàn toàn tin cậy. Cho nên ta phải hỏi ý nhiều người, rồi dùng lương tri của ta xem xét nghề ấy.
Chắc bạn ngạc nhiên, sao tôi lại cho chương này vào một cuốn sách nghiên cứu về ưu tư? Không có chi lạ đâu, vì có biết bao nỗi lo lắng, ân hận, oán hờn sinh ra do sự oán ghét công việc phải làm. Hỏi người thân hay ông hàng xóm, một ông chủ sự, bạn sẽ thấy lời đó đúng.
Nhà kinh tế trứ danh John Stuart Mill nói:
– “Không có gì thiệt hại cho xã hội bằng trong kỹ nghệ, có nhiều người không hợp với nghề của họ” Đúng. Và trong số những kẻ bất hạnh ở đời này ta nên kê cả bọn người ghét nghề đang nuôi sống họ nữa!
Có nhiều người tại ngũ, ở xa bãi chiến trường mà tinh thần cũng hoảng loạn. Xem thế đủ biết không phải họ hoảng loạn vì bom đạn mà chính người ta đặt họ vào một nghề trái với sở thích và tài năng. bạn có biết bọn người đó không?
Bác sỹ William Menninger, một nhà chuyên môn trị bịnh thần kinh có danh trong quân đội hồi chiến tranh vừa rồi đã nói;
“Trong quân đội, chúng tôi được biết rõ rằng lựa dùng người cho phù hợp với tài năng là điều rất quan trọng. Quyết tín rằng công việc mình làm rất hữu ích là một điều cần thiết. Khi một kẻ không thích công việc mình làm, khi y cảm thấy rằng đã bị đặt sai chỗ, khi nghĩ rằng người ta không nhận chân giá trị của y và những tài năng của y không được thi thố đến tột bực, thế nào y cũng có các triệu chứng của một bệnh thần kinh”.
Đúng vậy. Trong kỹ nghệ, những ngừơi bệnh thần kinh cũng do những nguyên nhân ấy. Như trường hợp ông Phil Johnson. Ông thân 1 ông làm chủ một tiệm giặt ủi nên cho con giúp việc và hy vọng con mình sẽ rành nghề.
Nhưng ông Phil Jonhson lại ghét công việc đó, cứ đủng đa đủng đỉnh, làm lấy lệ, cho rồi việc. Lại có hôm ông bỏ việc khiến ông già rất bực mình và xấu hổ với bọn làm công vì có đứa con biếng nhác đến vậy.
Một bữa ông ta ngỏ ý xin cha cho làm thợ máy. A! Thiệt là đổ đốn, nay lại muốn khoác bộ áo xanh. Ông già nghe nói giận lắm. Nhưng ông con nhất định làm theo ý mình và khoác chiếc áo xanh dính đầy dầu mỡ. Ông làm việc mệt nhọc bằng mấy ở tiệm giặt ủi; tuy vậy ông siêng năng, vui vẻ, vừa làm vừa để tâm nghiên cứu về máy móc. Cho đến năm 1944, ông chết lúc làm Hội trưởng Công ty Boeing, một công ty sản xuất những pháo đài bay đã giúp ta thắng trận!. Nếu cứ ở tiệm giặt ủi, thì sau khi thân phụ ông mất, ông sẽ ra sao? Chắc chắn là phải thất bại và tiệm ông, ông phải phát mãi.
Vậy dù có phải gây mối bất hoà trong gia đình thì cũng đành, chứ đừng bao giờ nghĩ rằng mẹ muốn ta làm nghề gì ta làm nghề đó! Hễ không thích thì đừng làm. Tuy vậy, phải xét kỹ lời khuyên của cha mẹ. Cha mẹ lớn tuổi gấp đôi ta nhờ kinh nghiệm, từng trải, tất khôn hơn ta nhiều. Nhưng rút cục ta cần quyết dịnh lấy:
Vì ta khéo lựa nghề hay vụng lựa thì chính ta sẽ sung sướng hay khổ sở, chứ nào phải cha mẹ ta đâu.
Bây giờ, tôi xin khuyên bạn vài điều trong khi bạn lựa nghề:
1- Đọc kỹ 5 lời khuyên dưới đây trước khi kiếm một người hướng dẫn bạn về lựa nghề. Những lời khuyên này của giáo sư Harry Vexter Kitson ở Đại học đường Columbia, một nhà chuyên môn bực nhất về môn đó:
a, Đừng nhờ những nhà dùng phương pháp thần bí lựa nghề giùm, như các nhà chiêm tinh, các “mét coi chỉ tay, chỉ viết, coi tướng… Phương pháp của họ không tin được.
b, Đừng đi hỏi người nào tin rằng chỉ cần làm một trắc nghiệm là lựa được nghề hợp với mình ngay. Cách đó trái hẳn với quy tắc hướng dẫn, vì phải xét đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế ở chung quanh ta mới được.
c, Lựa một nhà chuyên môn có đủ sách để kiếm tài liệu về các nghề nghiệp trước khi khuyên bạn.
d, Nhà chuyên môn phải xét bạn nhiều lần rồi mới quyết định được.
e, Nếu họ chưa xét đi xét lại mà đã viết thư khuyên, bạn đừng thèm nghe.
2- Nơi nào mật ít ruồi nhiều thì đừng tới. Có 20 ngàn cách kiếm ăn, các bạn thanh niên biết vậy không?, Không ư! Kìa, bạn coi một trường nọ, hai phần ba nam học sinh chỉ biết lựa có 5 nghề trong số 20.000 nghề đó, và bốn phần năm nữa học sinh cũng thế., Vậy trách chi chẳng có vài nghề đặc nghẹt những người, trách chi họ chẳng chen vai thích cánh nhau mà không kiếm được chỗ, trách chi cho sự lo lắng về tương lai, nỗi sầu muộn và bệnh thần kinh chẳng hoành hành với họ.
Vậy tôi xin bạn đừng chen lấn trong những nghề luật sư, ký giả, hoặc tài tử màn ảnh và đài phát thanh nữa.
3- Cũng đừng lựa những nghề mà mười phần bạn chỉ có một phần hy vọng để kiếm ăn được. Chẳng hạn nghề bán vé bảo hiểm. Mỗi năm có hàng ngàn người phần đông là thất nghiệp- đi mời khách bảo hiểm nhân mạng. Đời họ đại loại sẽ như sau này: Trăm người thì có chín chục người sẽ đau tim, thất vọng và chỉ một năm là giải nghệ. Trong số 10 người còn lại, một người bán được gần hết chín chục phần trăm những vé bảo hiểm, còn chín người kia chỉ được chia nhau có mười phần trăm còn lại. Nghĩa là một trăm phần mới có một phần là kiếm được 10.000 mỹ kim mối năm, chín phần thì kiếm được đủ sống một cách chật vật, còn chín chục phần thì thất bại hoàn toàn sau 12 tháng. Đó là ý kiến của ông Franklin I.Bettger, một người đã thành công nhất ở Mỹ luôn hai chục năm nay trong nghề bán vé bảo hiểm.
4- Trước khi quyết định lựa một nghề, bạn nên bỏ ra nhiều tuần, nhiều tháng để tìm hết các tư liệu cần biết về nghề ấy. Bằng cách nào? Bằng cách phỏng vấn những người đã làm nghề ấy từ mười, hai chục hoặc bốn chục năm. Tôi đã kinh nghiệm, nên biết rõ những cuộc phỏng vấn đó sẽ có ảnh hưởng sâu xa tới tương lai bạn. Khi mới 20 tuổi, tôi hỏi ý hai người về nghề tôi muốn lựa và bây giờ nhớ lại, tôi thấy rằng hai người ấy đã thay đổi hẳn đời làm việc của tôi. Không có họ thì khó biết được đời tôi đã ra sao. Làm sao nhờ họ chỉ bảo được? Ví dụ bạn muốn học nghề kiến trúc. Trước khi quyết định bạn phải bỏ ra hai tuần phỏng vấn những kiến trúc sư trong miền bạn. Mở một sổ điện thoại, bạn sẽ kiếm được tên và địa chỉ của họ. Bạn lại thăm họ tại phòng làm việc họ, hẹn trước hay không cũng được. Nếu muốn xin được gặp mặt thì nên viết như vầy:
“Tôi xin ngài giúp đỡ tôi một việc nhỏ. Tôi muốn ngài chỉ dẫn. Tôi 18 tuổi và muốn học nghề kiến trúc. Trước khi quyết định, tôi muốn được hỏi ý ngài. Nếu ngài mắc việc không tiếp tôi được ở phòng giấy, thì xin ngaì gia ơn cho tôi được hầu chuyện độ nửa giờ tại tư thất. Xin đa tạ ngài”.
Và bạn sẽ hỏi ông ta những câu dưới đây:
a, Nếu phải làm lại cuộc đời, ngài có muốn làm nghề kiến trúc sư nữa không?
b, Sau khi xét tôi kỹ rồi, xin ngài thành thực cho biết tôi có thành công trong nghề ấy được không?
c, Nghề ấy có mật ít ruồi nhiều không?
d, Sau khi học 4 năm, kiếm được việc có dễ không? Mới đầu hãy nên làm việc gì trước?
e, Nếu tài khéo của tôi vào hạng bình thì trong 5 năm đầu tôi hy vọng được bao nhiêu?
f, Làm nghề ấy lợi hại những gì?
g, Nếu tôi là con gái, thì ngài có khuyên tôi làm nghề đó không?
Nếu bạn nhút nhát, do dự, không dám một mình đường đột vào hỏi thẳng một ông “bự”, bạn nên theo hai lời khuyên này:
1- Dắt theo một người anh em trạc tuổi mình, để bạn được vững bụng tự tin hơn; nếu không có ai, bạn mời ông thân cùng đi.
2- Bạn nên nhớ rằng nhờ ai chỉ bảo tức là gián tiếp khen họ: Họ có thể phòng mũi được đó. Nhất là các ông lớn tuổi, thích được khuyên bọn thiếu niên. Vậy chắc viên kiến trúc sư ấy rất thích được phỏng vấn.Nếu lại thăm 5 vị kiến trúc sư mà vị nào cũng bận quá không tiếp bạn được (rất ít khi như vậy) thì lại thăm 5 vị khác. Thế nào bạn cũng được tiếp và nhận được những lời khuyên vô giá và sau nầy khỏi phải phí nhiều năm thất vọng, đau lòng.
Gặp kẻ biển lận thì đừng ngại trả tiền công họ, để họ chỉ bảo, Nửa giờ công có là bao!
Bạn nên nhớ rằng quyết định ấy là một trong hai quyết định quan trọng nhất, có ảnh hưởng sâu xa nhất tới tương lai của bạn. Vậy phải để hết thời gian thu thập đủ tài liệu dã. Nếu không, sẽ hối hận suốt đời.
5- Bỏ ý nghĩ sai lầm rằng chỉ có độc một nghề với bạn thôi! Bất kỳ người nào cũng có thể thành công trong nhiều nghề được. Như tôi chẳng hạn: Nếu tôi học tập và dự bị kỹ càng, có thể hy vọng thành công và sung sướng nhiều ít trong những nghề: Làm ruộng, trồng cây, y học, bán hàng, quảng cáo, xuất bản báo tại tỉnh nhỏ, dạy học, kiểm lâm.Trái lại, nếu làm kế toán, kỹ sư, kiến trúc sư, giám đốc một lữ quán, hoặc một xưởng, buôn bán máy móc v.v.. chắc chắn tôi sẽ thất bại và khổ sở.
Bài viết này trích đăng từ cuốn sách Quảng gánh lo đi và vui sống của Dale Carnegie do dịch giả Nguyễn Hiến Lê dịch.
Vậy dù có phải gây mối bất hoà trong gia đình thì cũng đành, chứ đừng bao giờ nghĩ rằng mẹ muốn ta làm nghề gì ta làm nghề đó! Hễ không thích thì đừng làm. Tuy vậy, phải xét kỹ lời khuyên của cha mẹ. Cha mẹ lớn tuổi gấp đôi ta nhờ kinh nghiệm, từng trải, tất khôn hơn ta nhiều. Nhưng rút cục ta cần quyết dịnh lấy:
Vì ta khéo lựa nghề hay vụng lựa thì chính ta sẽ sung sướng hay khổ sở, chứ nào phải cha mẹ ta đâu.
Bây giờ, tôi xin khuyên bạn vài điều trong khi bạn lựa nghề:
1- Đọc kỹ 5 lời khuyên dưới đây trước khi kiếm một người hướng dẫn bạn về lựa nghề. Những lời khuyên này của giáo sư Harry Vexter Kitson ở Đại học đường Columbia, một nhà chuyên môn bực nhất về môn đó:
a, Đừng nhờ những nhà dùng phương pháp thần bí lựa nghề giùm, như các nhà chiêm tinh, các “mét coi chỉ tay, chỉ viết, coi tướng… Phương pháp của họ không tin được.
b, Đừng đi hỏi người nào tin rằng chỉ cần làm một trắc nghiệm là lựa được nghề hợp với mình ngay. Cách đó trái hẳn với quy tắc hướng dẫn, vì phải xét đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế ở chung quanh ta mới được.
c, Lựa một nhà chuyên môn có đủ sách để kiếm tài liệu về các nghề nghiệp trước khi khuyên bạn.
d, Nhà chuyên môn phải xét bạn nhiều lần rồi mới quyết định được.
e, Nếu họ chưa xét đi xét lại mà đã viết thư khuyên, bạn đừng thèm nghe.
2- Nơi nào mật ít ruồi nhiều thì đừng tới. Có 20 ngàn cách kiếm ăn, các bạn thanh niên biết vậy không?, Không ư! Kìa, bạn coi một trường nọ, hai phần ba nam học sinh chỉ biết lựa có 5 nghề trong số 20.000 nghề đó, và bốn phần năm nữa học sinh cũng thế., Vậy trách chi chẳng có vài nghề đặc nghẹt những người, trách chi họ chẳng chen vai thích cánh nhau mà không kiếm được chỗ, trách chi cho sự lo lắng về tương lai, nỗi sầu muộn và bệnh thần kinh chẳng hoành hành với họ.
Vậy tôi xin bạn đừng chen lấn trong những nghề luật sư, ký giả, hoặc tài tử màn ảnh và đài phát thanh nữa.
3- Cũng đừng lựa những nghề mà mười phần bạn chỉ có một phần hy vọng để kiếm ăn được. Chẳng hạn nghề bán vé bảo hiểm. Mỗi năm có hàng ngàn người phần đông là thất nghiệp- đi mời khách bảo hiểm nhân mạng. Đời họ đại loại sẽ như sau này: Trăm người thì có chín chục người sẽ đau tim, thất vọng và chỉ một năm là giải nghệ. Trong số 10 người còn lại, một người bán được gần hết chín chục phần trăm những vé bảo hiểm, còn chín người kia chỉ được chia nhau có mười phần trăm còn lại. Nghĩa là một trăm phần mới có một phần là kiếm được 10.000 mỹ kim mối năm, chín phần thì kiếm được đủ sống một cách chật vật, còn chín chục phần thì thất bại hoàn toàn sau 12 tháng. Đó là ý kiến của ông Franklin I.Bettger, một người đã thành công nhất ở Mỹ luôn hai chục năm nay trong nghề bán vé bảo hiểm.
4- Trước khi quyết định lựa một nghề, bạn nên bỏ ra nhiều tuần, nhiều tháng để tìm hết các tư liệu cần biết về nghề ấy. Bằng cách nào? Bằng cách phỏng vấn những người đã làm nghề ấy từ mười, hai chục hoặc bốn chục năm. Tôi đã kinh nghiệm, nên biết rõ những cuộc phỏng vấn đó sẽ có ảnh hưởng sâu xa tới tương lai bạn. Khi mới 20 tuổi, tôi hỏi ý hai người về nghề tôi muốn lựa và bây giờ nhớ lại, tôi thấy rằng hai người ấy đã thay đổi hẳn đời làm việc của tôi. Không có họ thì khó biết được đời tôi đã ra sao. Làm sao nhờ họ chỉ bảo được? Ví dụ bạn muốn học nghề kiến trúc. Trước khi quyết định bạn phải bỏ ra hai tuần phỏng vấn những kiến trúc sư trong miền bạn. Mở một sổ điện thoại, bạn sẽ kiếm được tên và địa chỉ của họ. Bạn lại thăm họ tại phòng làm việc họ, hẹn trước hay không cũng được. Nếu muốn xin được gặp mặt thì nên viết như vầy:
“Tôi xin ngài giúp đỡ tôi một việc nhỏ. Tôi muốn ngài chỉ dẫn. Tôi 18 tuổi và muốn học nghề kiến trúc. Trước khi quyết định, tôi muốn được hỏi ý ngài. Nếu ngài mắc việc không tiếp tôi được ở phòng giấy, thì xin ngaì gia ơn cho tôi được hầu chuyện độ nửa giờ tại tư thất. Xin đa tạ ngài”.
Và bạn sẽ hỏi ông ta những câu dưới đây:
a, Nếu phải làm lại cuộc đời, ngài có muốn làm nghề kiến trúc sư nữa không?
b, Sau khi xét tôi kỹ rồi, xin ngài thành thực cho biết tôi có thành công trong nghề ấy được không?
c, Nghề ấy có mật ít ruồi nhiều không?
d, Sau khi học 4 năm, kiếm được việc có dễ không? Mới đầu hãy nên làm việc gì trước?
e, Nếu tài khéo của tôi vào hạng bình thì trong 5 năm đầu tôi hy vọng được bao nhiêu?
f, Làm nghề ấy lợi hại những gì?
g, Nếu tôi là con gái, thì ngài có khuyên tôi làm nghề đó không?
Nếu bạn nhút nhát, do dự, không dám một mình đường đột vào hỏi thẳng một ông “bự”, bạn nên theo hai lời khuyên này:
1- Dắt theo một người anh em trạc tuổi mình, để bạn được vững bụng tự tin hơn; nếu không có ai, bạn mời ông thân cùng đi.
2- Bạn nên nhớ rằng nhờ ai chỉ bảo tức là gián tiếp khen họ: Họ có thể phòng mũi được đó. Nhất là các ông lớn tuổi, thích được khuyên bọn thiếu niên. Vậy chắc viên kiến trúc sư ấy rất thích được phỏng vấn.Nếu lại thăm 5 vị kiến trúc sư mà vị nào cũng bận quá không tiếp bạn được (rất ít khi như vậy) thì lại thăm 5 vị khác. Thế nào bạn cũng được tiếp và nhận được những lời khuyên vô giá và sau nầy khỏi phải phí nhiều năm thất vọng, đau lòng.
Gặp kẻ biển lận thì đừng ngại trả tiền công họ, để họ chỉ bảo, Nửa giờ công có là bao!
Bạn nên nhớ rằng quyết định ấy là một trong hai quyết định quan trọng nhất, có ảnh hưởng sâu xa nhất tới tương lai của bạn. Vậy phải để hết thời gian thu thập đủ tài liệu dã. Nếu không, sẽ hối hận suốt đời.
5- Bỏ ý nghĩ sai lầm rằng chỉ có độc một nghề với bạn thôi! Bất kỳ người nào cũng có thể thành công trong nhiều nghề được. Như tôi chẳng hạn: Nếu tôi học tập và dự bị kỹ càng, có thể hy vọng thành công và sung sướng nhiều ít trong những nghề: Làm ruộng, trồng cây, y học, bán hàng, quảng cáo, xuất bản báo tại tỉnh nhỏ, dạy học, kiểm lâm.Trái lại, nếu làm kế toán, kỹ sư, kiến trúc sư, giám đốc một lữ quán, hoặc một xưởng, buôn bán máy móc v.v.. chắc chắn tôi sẽ thất bại và khổ sở.
Bài viết này trích đăng từ cuốn sách Quảng gánh lo đi và vui sống của Dale Carnegie do dịch giả Nguyễn Hiến Lê dịch.