Khi không được tăng lương, bạn nên làm gì?

GTHN - Bạn làm việc chăm chỉ, bạn nhận được những lời khen tích cực từ sếp, hoàn cảnh thuận lợi và có nhiều tín hiệu cho thấy bạn sẽ được thăng chức hoặc tăng lương tới đây. Tuy nhiên cuối cùng điều đó đã không xảy ra. Hãy bình tĩnh và xem những gợi ý sau đây của chúng tôi





1. Tổ chức 1 bữa tiệc chia buồn. Một bữa tiệc thì nghe thật to tát, đơn giản là bạn có thể đi ăn một mình, đi ra đâu đó thư giãn, hoặc rủ 1 vài người bạn thân để tâm sự và làm vài ly. Chắc chắn tâm trạng buồn bực, thất vọng, chán nản là điều bạn không thể tránh khỏi, đừng cố lảng tránh nó.
Hãy than vãn nếu muốn, hét to nếu cảm thấy ức chế hay khóc lóc một chút cũng chẳng vấn đề gì. Điều quan trọng là bạn để cảm xúc được tuôn chảy. Tuy nhiên cũng đừng để những cảm xúc tiêu cực này diễn ra quá lâu, cho nó 1 giới hạn và sau đó nhanh chóng chuyển sang bước tiếp theo.

2. Chấp nhận thực tế. Sự thực vẫn là sự thực và bạn không thể thay đổi hay làm gì hơn. Bạn không thể buồn khổ suốt ngày và nhấn chìm cả sự nghiệp của mình. Sự bất mãn và buồn bực âm ỉ hoàn toàn không tốt cho sự nghiệp của bạn. Bạn không thể thay đổi quyết định của sếp, nhưng bạn là người quyết định được thái độ của mình cũng như quyết định được bước tiếp theo cho sự nghiệp của mình.
3. Tìm hiểu xem lý do thực sự là ở đâu. Bạn có thể tìm kiếm thông tin từ những người khác. Ngay cả khi không có thông bạn, bạn vẫn có thể tự tìm câu trả lời vì  bạn là người hiểu rõ công ty, đồng nghiệp, công việc và sếp của mình nhất. Bạn cần tìm xem mình đã làm được gì và chưa làm được gì. Nhìn từ những sai lầm dù là nhỏ nhất và tìm xem vị trí bạn mơ ước yêu cầu điều gì mà bạn chưa đạt được. Một lý do hợp lý cũng sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn rất nhiều.

4. Cố gắng có được thông tin phản hồi, nhận xét của sếp, của đồng nghiệp, đối tác, nhân viên. Để lấy được những lời nhận xét chân thành và sâu sắc thì việc này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn, vào cách bạn nói chuyện với đồng nghiệp hoặc nhân viên cấp dưới của mình. Nếu bạn biết lắng nghe, kiềm chế, cẩn thận suy xét thì những lời đánh giá sẽ vô cùng hữu ích cho sự nghiệp sau này của bạn.

5. Quên đi sự thất vọng. Điều này hoàn toàn khác với chấp nhận thực tế (3). Bạn phải hoàn toàn giải phóng mình khỏi sự buồn bực, thất vọng. Bạn nên quên đi tất cả những cảm xúc tiêu cực, rời xa đống hỗn độn trong đầu, hãy dành thời gian và công sức của mình cho những cơ hội còn lớn hơn phía trước.
6. Xác định kế hoạch tiếp theo của bạn. Ở lại hay ra đi? Đã đến lúc bạn phải quyết định xem bạn sẽ làm gì tiếp theo. Nếu bạn cảm thấy có nhiều việc bạn cần phải làm ở chỗ làm hiện tại, và việc đó sẽ giúp bạn có những cơ hội tốt hơn, thì hãy làm tất cả những gì có thể để ở lại.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy sự nghiệp của bạn đã phát triển hết mức có thể ở nơi làm hiện tại, hãy bắt đầu tìm 1 chỗ làm mới có thể giúp bạn phát huy hết khả năng cũng như đam mê của mình. Tuy nhiên tìm việc trong lúc vẫn đang làm việc ở công ty cũ sẽ là một lựa chọn dễ dàng hơn so với việc chờ đợi khi bạn đã nghỉ việc. 
THU TRANG
DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !