GTHN - Để tiếp thu thêm những kiến thức mới thì tự học là một kỹ năng cực kỳ quan trọng. Và cũng như bao kỹ năng khác, sự rèn luyện không ngừng là chìa khóa để nó ngày một hoàn thiện hơn. Sau đây là 10 chiến lược giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình đó. Hãy tìm hiểu và nếu thấy phù hợp với bản thân hãy áp dụng chúng.
Trong một bài viết gần đây trên quota.com, người dùng đã trả lời câu hỏi: Những người học nhanh vào đã học như thế nào?Chúng tôi đã phác thảo một vài ý tưởng tốt nhất để tối ưu hóa quá trình học, cùng với phát hiện mới nhất trong nghiên cứu về năng lực suy nghĩ, dưới đây.
Một - Để hiểu một vấn đề, hãy hỏi “tại sao” năm lần
Học giả Eric Ries đã đưa ra 5 kỹ thuật đặt câu hỏi “vì sao” để có thể giải thích được gốc rễ một vấn đề. Đó là để tìm được nguyên nhân đằng sau một vấn đề ở bề nổi, thì cần yếu tố con người hơn là kỹ thuật.
Để nắm rõ và áp dụng tốt hơn chiến lược “5 câu hỏi vì sao” này, hãy đọc ví dụ sau:
1. Một phiên bản mới ra đã vô hiệu hóa một đặc tính sản phẩm. Tại sao? Bởi một máy chủ nào đó đã hỏng.
2. Tại sao máy chủ hỏng? Bởi một tiểu hệ thống đã hoạt động sai cách.
3. Tại sao nó hoạt động sai cách? Người kỹ sư vận hành nó không biết làm sao sử dụng nó đúng cách.
4. Tại sao anh ấy không biết? Bởi anh ấy chưa từng được đào tạo.
5. Tại sao anh ấy không được đào tạo? Bởi vì quản lý của anh ấy không cho rằng đó là một cách hiệu quả khi có quá ít thời gian.
Bằng cách đưa ra 5 câu hỏi này, Ries nói chúng ta có thể hiểu làm sao một vấn đề thuần túy kỹ thuật sẽ trở thành một vấn đề rất con người.
1. Một phiên bản mới ra đã vô hiệu hóa một đặc tính sản phẩm. Tại sao? Bởi một máy chủ nào đó đã hỏng.
2. Tại sao máy chủ hỏng? Bởi một tiểu hệ thống đã hoạt động sai cách.
3. Tại sao nó hoạt động sai cách? Người kỹ sư vận hành nó không biết làm sao sử dụng nó đúng cách.
4. Tại sao anh ấy không biết? Bởi anh ấy chưa từng được đào tạo.
5. Tại sao anh ấy không được đào tạo? Bởi vì quản lý của anh ấy không cho rằng đó là một cách hiệu quả khi có quá ít thời gian.
Bằng cách đưa ra 5 câu hỏi này, Ries nói chúng ta có thể hiểu làm sao một vấn đề thuần túy kỹ thuật sẽ trở thành một vấn đề rất con người.
Hai - Giữ một thái độ tích cực
Lo lắng về việc bạn sẽ không thể học gì đó là một sự đầu độc trí óc, Giáo sư Trường kinh doanh Harvard Alison Wood Brooks, nói.
“Lo lắng sẽ khiến bạn không tìm ra giải pháp và ngăn cản bạn hướng đến suy nghĩ tìm ra chúng”, bà nói. Nhưng khi bạn suy nghĩ tốt về những điều có thể xảy ra, bạn sẽ có cơ hội nhiều hơn. “Vì vậy, bạn hãy nghĩ về những điều tốt đẹp có thể. Khi đó, bạn càng có nhiều khả năng đưa ra những quyết định và hành động khiến thế giới thay đổi.”
Ba - Đừng chỉ học, hãy thực hành nữa
“Bạn không thể học golf từ sách? Bạn cần đến ngay một câu lạc bộ”, độc giả Mark Harrison của trang web Quora, cũng là Trưởng phòng công nghệ của Công ty tài chính Anh, FundingKnight, nói. “Bạn không thể chỉ học từ sách, bạn cần thực tế.”
Bốn - Tìm một chuyên gia, sau đó hỏi kinh nghiệm của họ
Nếu bạn đang nỗ lực học một môn học nào đó, hãy nói với một chuyên gia, người có thể giảng giải cho bạn. Mời họ bữa trưa, và hỏi họ về mọi thứ. Tim Ferriss, một học giả nổi tiếng, là một bậc thầy trong lĩnh vực này. Mỗi khi ông học một môn thể thao mới, ông sẽ tìm kiếm những người gần đây nhất giành được huy chương, để phỏng vấn họ, và sau đó nhờ họ truyền kinh nghiệm.
Năm - Tìm ai đó muốn học như mình
Tìm ai đó cũng đang muốn rèn kỹ năng giống bạn, họ thích leo núi, chơi đàn cello, nấu món ăn Pháp như bạn…để trải nghiệm quá trình học với họ. Lên một khung giờ định kỳ để duy trì quá trình học với họ, dù là cá nhân hay qua Skype, Harrison gợi ý.
Một mẹo khác từ Harrison: Nếu trong một buổi họp, bạn không hiểu điều gì đó, hãy cứ đứng lên và giơ tay hỏi: “Xin lỗi, ông/bà có thể giảng giải cho tôi biết vì sao? Không nói năng gì sẽ khiến vấn đề không có lối thoát, ông nói.
Khi Mortimer Adler đưa ra lời khuyên trong “Làm sao để đọc một cuốn sách”, ông nói học là một vấn đề lớn của nhận thức khi bạn bị rối trí, và rồi sau đó nó sẽ tiếp tục theo bạn.
Sáu - Lặp lại, lặp lại và lặp lại
Không thực sự đúng lắm khi chỉ rèn luyện nhiều có thể khiến mọi thứ hoàn hảo; nó chỉ khiến việc thực hành của bạn diễn ra nhanh hơn thôi. Đó là bởi vì khi bạn làm điều gì đó nhiều lần – cũng giống như bạn đọc đi đọc lại bảng chữ cái nhiều lần hồi nhỏ - bạn đã liên kết chặt chẽ các tế bào não.
“Việc làm đi làm lại nhiều lần dẫn tới một sự điều hòa tiếp hợp”, người dùng Hwang Min Hae, một sinh viên y khoa ở Australia chia sẻ. “Não có thể cho phép các dây thần kinh đốt cháy năng lượng nhanh hơn trước. Đó là lý do vì sao việc lặp đi lặp lại trong một thời gian dài sẽ tạo nên một sự gợi nhớ tức thời – là lý do vì sao bạn có thể học thuộc lòng ABC và 123. Nếu học thuộc lòng bảng chữ cái theo cách ngược lại, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.”
Bảy - Đừng chỉ viết, hãy vẽ nó ra
Dan Roam đã viết hai cuốn sách về suy nghĩ hình tượng, đó là “Mặt sau của tấm khăn ăn” và “Blah Blah Blah”. Ông cũng đưa ra các lời khuyên cho các công ty như Google, eBay, General Electric và Wal-Mart. Họ giúp ông khám phá các khía cạnh kiến thức không thể diễn tả được bằng lời.
“Thường thì cách giải quyết vấn đề và đưa ra ý tưởng tốt nhất là kết hợp cả ngôn ngữ và hình ảnh”, ông nói. Khi vẽ ra, tức là bạn đã thêm các lớp và chiều ý nghĩ mà gần như là không thể đạt được nếu chỉ với ngôn ngữ mà thôi…Đó là cách để đơn giản hóa vấn đề theo một cách linh hoạt.”
Bạn có thể làm điều đó bằng một bản đồ hay biểu đồ tâm trí, trong đói phác thảo ra các ý tưởng liên kết với nhau.
Tám - Học những điều khó vào sáng sớm
Năng lượng là có hạn, nghiên cứu cho hay. Chúng ta sẽ có rất nhiều năng lượng vào buổi sáng sớm, nhưng nó sẽ giảm dần trong ngày khi chúng ta phải ra quyết định và chống lại các sự cám dỗ. Vì vậy, nếu bạn học một ngôn ngữ mới, một nhạc cụ mới hay bất cứ thứ gì khác phức tạp, hãy đưa nó lên đầu ngày, bởi đó là lúc bạn có nhiều năng lượng nhất.
Chín - Sử dụng quy tắc 80/20
Quy tắc 80/20 nói rằng bạn có thể dùng 80% năng lực của bạn tạo ra 20% kết quả. Trong công việc, 20% hoạt động của bạn sẽ tạo ra 80% kết quả mà bạn muốn. Những người học nhanh đã áp dụng cùng một logic này cho các lĩnh vực mà họ làm việc.
Người dùng Quora khác, Stefan Jerome, một sinh viên tại Đại học Leicester, nói:
Chẳng hạn, khi tôi nhìn vào một cuốn sách, tôi nhìn lướt qua trang mục lục và lập nhanh một danh sách từ 1 -5 với 1 là chương có nội dung liên quan nhiều nhất. Khi nhìn vào một video hướng dẫn, tôi thường bỏ qua đoạn giữa, chỗ giới thiệu các kỹ thuật hay minh họa gì đó, sau đó tôi quay trở về để đọc lại bối cảnh và các quy tắc.
Những công việc này, ông nói, ở đầu hầu hết các cuốn video, đều lộ ra chỗ sai, và hầu hết mọi cuốn sách đều có công cụ để kiểm soát yêu cầu về độ dài. Vì vậy, với một mánh lới nhỏ, bạn có thể rút ra được nhiều điều từ những thứ trong khi chỉ cần đầu tư một chút ít thời gian.
Theo Business Insider