Buồn chán cách vượt qua

GTHN - Hội chứng của sự buồn chán & cách vượt qua, khi ở trạng thái buồn chán, có 2 việc mà bạn có thể làm để cải thiện tình hình lúc này đó là: suy nghĩ lạc quan sẽ giúp chúng ta yêu đời hơn & hoạt động bên ngoài sẽ làm thay máu cảm xúc bên trong.

HỘI CHỨNG BUỒN CHÁN

“Chán như con gián!” Câu nói cửa miệng “dễ thương” vừa rồi lại là cảm xúc thật sự của không ít các “thiên thần tuổi teen” ngày nay – độ tuổi đáng lẽ phải hồn nhiên, vui tươi và trong sáng. Lý do chính là bởi thiếu niên là lứa tuổi đang trong giai đoạn dễ bị “khủng hoảng” do sự giao thoa của các nguyên nhân sau đây:
  • Một là, Chuyện học hành khá nặng trên đôi vai trẻ. Cả ngày học ở trường, đi học thêm, học bài làm bài tại nhà. Nhiều học sinh cảm thấy “tuổi trẻ bị mất cắp” do sự quá tải khi tiêu tốn cả ngày cho việc học.
  • Hai là, tuổi teen thường xuyên gặp trục trặc trong mối quan hệ với ba mẹ. Người lớn thì nghĩ teen cứng đầu, teen thì bực bội vì nghĩ ba mẹ chẳng chịu hiểu mình.
  • Ba là, ước mơ kỳ vọng cao nhưng khả năng hiện thực chưa có nên dễ chán nản.
  • Bốn là, thần kinh của teen hưng phấn mạnh hơn ức chế nên teen rất dễ bị sốc, cảm xúc lại làm chủ hành vi nên hay có những hành động bồng bột thiếu lý trí như xé bài, đánh nhau, muốn bỏ nhà đi hoặc muốn đi tu, tự tử…
hoi-chung-cua-su-buon-chan-va-cach-vuot-qua


LÀM SAO ĐỂ HẾT BUỒN CHÁN?

Một câu hỏi lớn không lời đáp của những teen họ U tên Sầu này là “Hạnh phúc nằm ở đâu?” Thực chất, có hai phương thuốc để teen “tự chữa trị” căn bệnh này:

Thứ nhất, suy nghĩ lạc quan sẽ giúp chúng ta yêu đời hơn.

Thay vì ngán ngẩm nhìn mớ bài tập Toán, sao ta không xem đó như là một mớ thử thách mà mỗi thử thách được giải quyết ta lại thông minh hơn một chút? Thay vì “vật vã” vì mẹ hay cấm cái này cấm cái kia, vì sao ta không vui vì mẹ vẫn còn quan tâm mình và quan trọng hơn là mình vẫn còn có mẹ? Hoặc hay hơn nữa, bạn cứ xem đó là một bài tập thử sức cho kỹ năng thuyết phục của mình… 

Thứ hai, hoạt động bên ngoài sẽ làm thay máu cảm xúc bên trong.

Bạn thử hình dung xem, thay vì ủ ê trong nhà lướt web, tán gẫu vu vơ, bạn hãy tung tăng đăng kí tham dự một lớp học nấu ăn, tìm một việc làm thêm nho nhỏ? Những bạn bè mới, những hoạt động thú vị sẽ giúp bạn “thay máu” cảm xúc của mình thường xuyên. Thay vì tan học ra bạn tụm năm tụm bảy ở gánh bánh tráng trộn quen thuộc, hãy thử cùng bạn bè khám phá quán chè mới mở bên kia đường? Biết đâu trong lúc “giành ăn” với nhau, chúng ta lại khám phá ra rằng niềm vui tồn tại từ những điều vô cùng đơn giản ấy. Hãy tìm cho mình những việc mới để làm hoặc thay đổi “nêm nếm” những hoạt động thường ngày hiện tại. Đó là toa thuốc thứ hai mà bác sĩ tâm lý nào cũng sẽ kê cho bạn. 

Tư duy tích cực không có gì là khó, miễn là chúng ta tập luyện “bẻ” cách suy nghĩ của mình lại một cách thường xuyên. Tìm ra những hoạt động mới thú vị cũng không khó, quan trọng là chúng ta có chịu “biến hóa” cuộc sống và tô điểm thêm sắc màu cho cuộc đời mình lung linh hơn hay không mà thôi! Teen nhớ nhé, hạnh phúc nằm ở chính mình!

Ngoài ra, cũng còn 1 số cách khác giúp bạn tránh được những cảm giác buồn chán như:

  • Làm những việc để thời gian trôi qua nhanh hơn. - Làm một cái gì có vẻ hăng hái một chút: Khi buồn chán, tuyệt vọng, hãy tìm những việc có tính cách chủ động, hăng hái như: đi thăm 1 người bạn, đi bộ, hay đạp xe đạp, đánh cờ, đọc sách. Nhưng nhớ đừng xem truyền hình, đây ko phải là 1 hành động tích cực.
  • Tìm một việc gì mình thích làm: chẳng hạn đọc truyện chưởng, chơi game computer, vẻ tranh, hát karaoke.. Dĩ nhiên, khi "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".. Nếu bạn chẳng thấy ham gì cả, cứ tìm đại một việc mình thích, làm với sự chú tâm lúc đầu, sau đó, bạn sẽ tìm lại được sự thích thú.
  • Chia sẽ cảm giác buồn chán bằng cách tâm sự với người nào đó  - Khóc cho vơi cơn buồn: Dù bạn là đàn bà hay đàn ông, hay khóc hoặc chưa từng biết khóc, phương pháp này sẽ giúp bạn trút bớt nỗi u uất trong lòng, và khi nín khóc, đôi lúc bạn lại thấy buồn cười với chính mình.
  • Đừng mơ ước quá xa vời
  • Hãy vẽ ra nỗi buồn, cơn giận, hay cảm giác lo lắng của mình: Dùng hộp bút chì đủ màu, vẽ đại trên tờ giấy, không cần biết mình đang vẽ gì. Sau khi hết cơn giận dữ, bạn nhìn lại "tác phẩm" của mình.. sẽ phải ngạc nhiên vì nó thật sự đã diễn tả được sự buồn phiền hay giận dữ của bạn đến mức độ nào.
  • Bạn có thật sự buồn không vậy?: Đôi lúc bạn buồn hay giận dử vì những chuyện bạn phán đoán hoàn toàn sai!.. Đừng để phải hối tiếc vì chuyện này...
  • Hãy tự hưởng thụ: Mở đầy bồn nước nóng và ngâm mình trong đó. Đến tiệm đấm bóp và hưởng thụ cảm giác thoải mái trên các bắp thịt được xoa bóp. Những tiện nghi thể xác này thường có thể giải tỏa được các phiền não trong lòng bạn. Đồng thời trong khoản thời gian trên, bạn có thể suy nghĩ một cách sâu xa, chính chắn mọi việc.

Khi buồn chán, bạn hãy biết cách đối diện và vượt qua nó

Hãy nhìn thẳng và đối đầu với nỗi buồn chán của bạn. Dùng đầu óc phân tích xem tại sao tôi lại có cảm giác buồn chán như thế này? Hãy suy nghĩ và phân tích thật tường tận cho đến ngọn ngành của vấn đề. Tất cả những phân tích này cuối cùng sẽ đưa bạn đến 1 kết quả giống nhau: "nỗi buồn này, cơn khó khăn này rồi cũng phải qua đi, và sau đó là những ngày không còn u ám nữa". Tìm hiểu cặn kẽ nỗi buồn của bạn để biết rằng chắc chắn mình không phải ở trong trạng thái này suốt đời... sẽ có một lúc, một lúc nào đó, mình sẽ ra khỏi cảm giác này.. thì bây giờ, khi ngồi chờ cảm giác buồn chán này qua đi... tại sao không làm một cái gì để thời giờ trôi nhanh hơn?...

Tổng hợp từ website của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu & Phunutoday
DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !