Ước mơ của bản thân?

GTHN - Tôi đã từng nghe ở đâu đó rằng “Kẻ đau khổ nhất trên đời là người không biết ước mơ của mình là gì”. Cứ cho là anh em chỉ cần có nhiều tiền là đủ rồi. Nhưng đó không phải ước mơ mà đó là một dạng nhu cầu. Ai cũng muốn có tiền hết anh em à.

Nhưng quan trọng hơn hết, chúng ta sử dụng nó ra sao? Ừ, có thể anh em dùng tiền để mua tất cả mọi thứ. Chả sao cả. Nhưng rồi sẽ có một lúc anh em tự hỏi “Liệu, cái mình yêu thích nhất là gì? Có điều gì khiến mình mất ăn, mất ngủ mà chỉ muốn đạt được hay không?” Đó là lúc anh em thật sự cần trả lời câu hỏi “Giấc mơ của mình là gì?”

Hầu hết mọi người khi còn trẻ thường tự hỏi bản thân 3 câu hỏi lớn: 

  • Mình thích làm điều gì? 

  • Mình muốn trở thành người như thế nào? 

  • Ước mơ của mình là gì? 

Ai cũng công nhận sống mà không có mơ ước thì không đáng sống? Nhưng có ước mơ rồi ... khổ lắm bởi vì ai cũng sẽ hằng ngày đánh vật với câu hỏi nội tâm "Đây có phải là điều mình muốn làm không?" hay "Ước mơ này có phù hợp với mình". 

Không ai có thể mơ giúp anh em, nhưng có một số cách giúp anh em có thể xác định rõ điều anh em muốn làm nhất trong cuộc đời. Anh em hãy xem từng trường hợp bên dưới và điều chỉnh lại cách mà chúng ta mơ ước.  

Trường hợp 1: Tui biết mình muốn gì chớ. Nhưng tui sợ phải đánh đổi. 

Điều này dễ hiểu thôi,  khi có một giấc mơ chả ai không muốn theo đuổi nó cả. Nhưng để theo đuổi đam mê của mình đồng nghĩa với việc chúng ta phải đánh đổi. Thậm chí là phải trả giá đắt không chừng và đối mặt với nhiều rủi ro khác. Thay vào đó, cứ sống cuộc sống như hiện tại cho qua ngày, để không phải rủi ro cũng chẳng phải gặp những điều khiến mình không thoải mái. 

lam-the-nao-de-xac-dinh-duoc-uoc-mo-cua-ban-than

Nhưng nếu đó là lựa chọn của anh em thì liệu mọi việc có dừng ở đó? Anh em có chắc là mình thật sự hài lòng không?

Ok, anh em không phải thay đổi, chả phải gặp rủi ro nhưng đồng thời cũng không có được cảm giác sung sướng tột cùng khi giấc mơ thành sự thật. Cái cảm giác đó chỉ có những người chấp nhận thử thách để đạt được điều mình muốn thì mới hiểu được thôi. Tập tay quẩy tạ được 20 cái là thấy ngon rồi, nhưng nếu thực hiện 30 cái, 40 cái hoặc tăng khối lượng tạ lên thì sao ? Cái cảm giác mình làm được một mục tiêu mà mình cố ý sắp đặt nó tuyệt vời lắm. Đó gọi là cảm giác thành tựu, cảm giác biết được mình có thể làm được điều mà mình cho là không thể. 

Nhưng nếu không chịu đánh đổi, làm sao thực hiện được ước mơ? Không có hy sinh thì làm sao hiểu được giá trị của cảm giác thành tựu? 

Làm thế nào để xác định được ước mơ của bản thân? Biết sớm để không ôm hận cả đời!

Trường hợp 2: Tôi biết mình muốn gì chứ. Nhưng chắc tôi không làm được đâu. 

Ai nói ước mơ là một điều viển vông. Chả có gì viển vông cả bởi nó xuất phát từ trái tim và tâm hồn của chúng ta. 

Cũng giống như trường hợp trên, nếu anh em chấp nhận thử thách, giấc mơ sẽ giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ rằng "tôi không làm được đâu" hay bất kỳ lý do nào khác. Sau khi chúng ta đã viết ra hàng tá những điều mình muốn làm, hãy tìm xem cái nào phù hợp với mình nhất. 

  • Điều mình yêu thích nhất là gì?

  • Mình có khả năng chứ?

  • Điều gì khiến anh em tự tin rằng mình hoàn toàn có khả năng để thực hiện ước mơ này?

  • Nếu anh em tiếp tục theo đuổi ước mơ thì có ổn không?

Thật ra mọi thứ cũng giống như cách chúng ta đang suy nghĩ hằng ngày thôi. Nhưng khác ở chỗ là anh em viết mọi thứ ra và đó là cách hiện thực hóa ước mơ. Khiến nó không kéo dài nữa mà thay vào đó là làm những việc cụ thể để những điều mơ ước sớm thành sự thật. 

Đừng ép buộc mình theo đuổi giấc mơ khi mà mình không thật sự xứng đáng. Giống như mơ ước trở thành ca sĩ khi thực tế mình không thể nào hát tệ hơn. Mơ cũng phải có cơ sở. Một khi ước mơ đó phù hợp với anh em thì không có gì là không thể làm được. 

Làm thế nào để xác định được ước mơ của bản thân? Biết sớm để không ôm hận cả đời!

Trường hợp 3: Tôi muốn nhiều thứ lắm nhưng tôi không thể chọn ra được một thứ để làm giấc mơ của mình. 

Chuyện có nhiều ước mơ mà không hiện thực hóa ước mơ thì cũng tồi tệ ngang ngửa với chuyện sống mà không mơ ước. Chúng ta không có nhiều thời gian, tiền bạc thì có thể nhưng sức khỏe và nhiều thứ khác không cho phép anh em làm nhiều điều một lúc. 

Ở đây, chúng tôi khuyên anh em nên bắt đầu từ cái mà mình đam mê nhất hoặc cái dễ nhất. "Điều gì khiến anh em yêu thích nhất trong số đó?" và "cái nào là dễ thực hiện nhất ngay bây giờ". Vì khi bắt đầu bằng việc mình yêu thích nhất, nó sẽ hoàn thành nhanh hơn và anh em có thể nhanh chóng trở lại chinh phục các mục tiêu khác. 

Làm thế nào để xác định được ước mơ của bản thân? Biết sớm để không ôm hận cả đời!

Trường hợp 4: Tôi thật sự chả biết mình muốn gì

Hãy tự hỏi mình: "Nếu có bất cứ điều gì anh em muốn làm ngay lúc này thì đó là gì?". Nếu anh em không trả được thì rõ ràng anh em chả biết mình muốn gì. 

Khi ấy hãy lấy giấy viết ra và trả lời các câu hỏi sau:

  • Bạn muốn sống ở một nơi như thế nào?

  • Bạn sẽ sống một cuộc sống ra sao?

  • Bạn sẽ dùng một ngày để làm gì?

  • Bạn đang cảm thấy như thế nào?

  • Bạn có sở thích gì đặc biệt?

  • Đời sống xã hội, bạn bè của bạn ra sao?

  • Đời sống tình yêu (hoặc Vợ Chồng) của bạn có lãng mạn hay không?

  • Tài chính, sức khỏe, tinh thần như thế nào?

Ở đâu đó trong những điều trên có thể giúp anh em tìm thấy ước mơ của mình là gì. Đó là những điều anh em muốn xây dựng trong thế giới của mình. 

Làm thế nào để xác định được ước mơ của bản thân? Biết sớm để không ôm hận cả đời!

Kết

Tại sao tôi lại nói với anh em rằng ước mơ rất quan trọng trong khi nhiều người vẫn sống tốt dù không biết mình muốn gì. Thật ra là "anh em đã chết ở tuổi 25 nhưng đến năm 75 tuổi thì mới được chôn". Tôi thích cái suy nghĩ này. Vì sống mà không có ước mơ cũng giống như việc lái xe trên đường mà không biết mình sẽ đi đâu. Tôi tin anh em tìm thấy ước mơ của mình khi trả lời những câu hỏi trên. 

DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !