GTHN - Trong cuộc sống, tâm thái của một người là chủ tể của họ, khi làm bất cứ việc gì, nếu tâm thái bị ngoại cảnh chi phối, trong tâm đầy lo nghĩ, thì những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của chúng ta sẽ khó có thể phát huy được toàn bộ tác dụng.
Trong cuốn cổ thư “Điền Tử Phương” của nhà triết gia Trang Tử có ghi lại một câu chuyện về một người tên Liệt Ngự Khấu biểu diễn bắn tên trong khi đi ngược gió. Trước khi bắn tên, ông đắc ý bảo người đặt lên tay cầm cung của mình một chén nước rồi mới giương cung bắn tên, liên tục ba mũi tên bắn ra mà chén nước trên tay vẫn còn y nguyên. Ông như tượng đứng đó, hoàn toàn bất động.
Bá Hôn phu nhân lúc đó xem màn bắn cung của Ngự Khấu và cho rằng tuy kỹ năng bắn cung của ông cao nhưng tâm thái và cảnh giới của ông lại có thể không, bà nói rằng: “Thuật bắn tên của ông là hữu tâm xạ tiễn, chứ không phải thuật bắn tên vô tâm xạ tiễn”, rồi nói: “Bây giờ tôi mời ông lên núi cao, đứng trước vách núi sâu thẳm ông sẽ bắn tên như thế nào?”
Bá hôn phu nhân đứng trước vách núi, chân bước lên một tảng đá ngay gần, quay đầu là có thể nhìn thấy vách núi sâu thẳm. Bá Hôn phu nhân mời Liệt Ngự Khấu leo lên bắn tên. Lúc đó, Liệt Ngự Khấu mồ hôi chảy ròng ròng, chỉ có thể dùng tư thế bò mà đi lên.
Khi chúng ta đối diện với hoàn cảnh ác liệt, thì hãy xem cảnh giới tâm thái chúng ta như thế nào. Khi có thể chế ngự được nỗi sợ hãi trong tâm thì năng lực của người đó mới có thể phát huy đầy đủ. Khi tâm thái bị ngoại cảnh chi phối thì người đó sẽ không thể phát huy được năng lực gì.
Trang Tử còn kể về một câu chuyện ngụ ngôn về một nhân vật tên Kỷ Thanh Tử nuôi gà chọi cho vua. Vua hy vọng Kỷ Thanh Tử có thể nhanh chóng luyện được một con gà chọi thiện chiến. Hơn một tuần sau, vua đi hỏi Kỷ Thanh Tử: “Gà đã có thể đem đi chọi được chưa?”. Kỷ Thanh Tử trả lời: “Thưa, con gà này còn kiêu căng vẫn chưa cho đi chọi được ạ.”
Mười ngày sau, vua lại hỏi, Kỷ Thanh Tử trả lời: “Vẫn chưa được ạ. Mặc dù nó đã thu liễm rất nhiều nhưng khi hễ con gà khác động là nó lập tức lao vào tranh đấu, vẫn chưa được.” Lần sau, vua lại hỏi lần thứ ba. Kỷ Thanh Tử nói: “Vẫn chưa được. Tuy nó không còn phản ứng mãnh liệt như trước nhưng ánh mắt vẫn còn nộ khí, cần đợi thêm ạ.” Lần thứ tư vua lại hỏi, Kỷ Thanh Tử cuối cùng nói: “Thưa, bây giờ tạm ổn rồi ạ, những con gà khác kêu đánh nhưng nó đã không phản ứng, nó bây giờ huấn luyện đến mức như ‘gà gỗ’ rồi. Tinh thần của nó đã tụ vào trong rồi, tất cả nhuệ khí của nó đã nạp vào trong. Khi đó con gà này đứng ở kia, các con khác đều vội vã bỏ chạy. Lúc này gà có thể đi tham gia chọi gà được rồi.”
Nội hàm cảnh giới trong câu chuyện ngụ ngôn mà Trang Tử muốn nói cho chúng ta đó là bỏ đi những thứ sắc bén bên ngoài; đem tất cả tinh thần, nhuệ khí, ý chí thu nạp vào trong tâm, đó là đức. Khi thực sự giành thắng lợi, chính là thắng bởi đức tính.
Vandieuhay