Tu đức, không cầu thiện báo

 GTHN - Phúc báo không tự nhiên sinh ra cũng không phải tranh đoạt mà có được. Vậy bạn có biết làm thế nào để phúc báo tự tìm đến với mình?

1. Đạo đức là tiền đề quan trọng nhất trong dưỡng sinh

Tôn Tư Mạc nói: “Chỉ tu dưỡng đạo đức, không cầu thiện báo, ắt tự có phúc báo; không cầu trường thọ, tự có trường thọ. Đây mới là yếu lĩnh lớn nhất trong việc dưỡng sinh.” Trong “Trung Dung” nói: “Cố Đại đức giả tất đắc kỳ vị. Tất đắc kỳ lộc. Tất đắc kỳ danh. Tất đắc kỳ thọ”. Tạm dịch là: Người có đại đức ắt có được địa vị đặc biệt, tất có kỳ lộc, tất có được cao danh, tất có được trường thọ.

Nhà dưỡng sinh thời Minh Lã Khôn từng nói: “Nhân khả trường thọ. Đức khả diên niên. Dưỡng đức vưu dưỡng sinh chi đệ nhất yếu dã”. (Tạm dịch: Người có thể trường thọ, đức có thể kéo dài. Dưỡng đức là yếu tố quan trọng nhất trong dưỡng sinh). Lã Khôn cho rằng người có tâm thái đạo đức cao thương có thể kéo dài tuổi thọ. Nhiều phương pháp dưỡng sinh cổ đại đều coi việc tu đức là việc quan trọng.

tu-duc-khong-cau-thien-bao

2. Hòa mình với thiên nhiên, đất trời

Nhà dưỡng sinh nhà Thanh Thạch Thành Kim có nói đến 8 điều vui gồm: “Tĩnh tọa vui, đọc sách vui, thưởng hoa vui, ngắm trăng vui, xem tranh vui, nghe nhạc vui, hát ca vui, nằm ngủ vui”. Lão Tử từng giảng: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên”. Cổ nhân dùng phương thức nghỉ ngơi đó là hòa mình vào thiên nhiên đất trời, du sơn ngoạn thủy, họ luôn giữ cho tâm thái khoáng đạt, tự tại.

3. An hòa

Tô Thức là nhà văn nổi tiếng thời Bắc Tống. Ông không chỉ tài hoa hơn người về văn thơ, hội họa… mà còn rất giỏi về dưỡng sinh. Tô Thức cho rằng điều then chốt trong đạo dưỡng sinh quan trọng ở hai chữ “An” và “Hòa”. Giữ nội tâm an hòa mới không bị cuốn theo vật chất. An là tĩnh tâm, Hòa là hài lòng, vừa ý. An thì vạn vật xung quanh sẽ được hài hòa, Hòa thì mọi việc sẽ được thuận theo tự nhiên.

tu-duc-khong-cau-thien-bao

4. Tiết chế

Dưỡng sinh không phải là việc một sớm một chiều, bất kỳ ai, bất kỳ một độ tuổi nào đều có thể dưỡng sinh, mỗi một giai đoạn trong nhân sinh lại có những bí quyết dưỡng sinh khác nhau. Khổng Tử có nói: “Người quân tử có giới cấm cần ghi nhớ: ‘Lúc còn nhỏ, khí huyết chưa định, cần giới sắc; trưởng thành tráng niên, khí huyết dương cương, cần giới tranh đấu với người; khi về già, khí huyết đã suy, cần chế dục vọng”.

Tâm thái và cảm xúc có quan hệ trực tiếp tới sức khỏe, vậy nên cần kiểm soát tốt bản thân. Chú ý không nên lao tâm khổ tứ, làm việc quá sức, biết tiết chế bản thân, giữ tâm an hòa, biết tiến biết lùi, biết tự nhìn lại bản thân cũng đều là dưỡng sinh. Giữ cho mình một tâm thái tích cực, lành mạnh, hòa ái cũng là điều then chốt trong đạo dưỡng sinh.

Vandieuhay

DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !