GTHN - Đừng nghĩ ngợi nhiều nữa, chỉ cần thực hiện 6 thói quen này để có đời sống như mơ
Ai cũng có những giấc mơ, mơ ước là thứ nuôi dưỡng tâm hồn con người và giúp chúng ta cố gắng hơn mỗi ngày. Thế nhưng, hãy nhìn vào thực tế, không phải ai cũng dám và có khả năng thực hiện ước mơ của mình.
Hãy nhìn vào bản thân, bạn còn những giấc mơ nào dang dở, còn những giấc mơ nào đã nằm sâu trong tâm trí bám đầy bụi bặm và bạn không còn ý định thực hiện nó nữa?
Có nhiều người sử dụng tầm nhìn của bản thân để làm mọi thứ, thế nhưng về bản chất thì ước mơ và tầm nhìn hoàn toàn khác nhau. Khi ước mơ hướng tới một thứ gì đó thì tầm nhìn lại hướng tới làm một thứ gì đó. Ước mơ là nơi muốn đến, tầm nhìn là việc muốn làm.
Về cơ bản, tầm nhìn có chủ ý hơn, bền bỉ hơn và tồn tại trong con người nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ. Vậy phải làm sao để cân bằng hai thái cực này, làm sao để biến ước mơ thành tầm nhìn từ đó đưa nó thành hiện thực? Dưới đây là 6 cách để bạn thực hiện được điều đó. Tất nhiên, ước mơ phải thực tế chứ không phải ước mơ muốn hoá rồng hay biến bản thân thành một thứ gì đó kì bí.
1. Hoạch định hoá ước mơ bằng tầm nhìn
Đây là kĩ thuật tạo ra những thứ bạn muốn bằng sức mạnh của trí tưởng tượng. Không phải dạng tưởng tượng li kì như trong các bộ phim, sử dụng một số kĩ thuật hoạch định tầm nhìn có thể giúp chúng ta biến ước mơ trở thành hiện thực.
Nghe có vẻ phức tạp, nên hãy lấy ví dụ cụ thể như những vận động viên khi họ hoạch định ra ước mơ của mình từ đó lên kế hoạch những hành động cần thực hiện để đạt được ước mơ đó.
2. Đánh giá, xếp hạng các ước mơ của bản thân
Nếu bạn chưa đọc bài nguyên tắc chọn 5 của Warren Buffett, bạn nên tìm hiểu nó để biết vì sao việc xếp hạng nhu cầu, ước mơ lại quan trọng đến thế. Có được lý tưởng rõ ràng về thứ mình muốn có, muốn trở thành có thể giúp chúng ta tập trung vào những mục tiêu to lớn nhất. Đây là một cách làm việc có chiến được để gặt hái thành công.
Những giấc mơ cần được có độ khó nhất định, đừng quá khó để không thể thực hiện được, ví dụ như thành lập mô hình kinh doanh giá cả tỷ USD chỉ trong 1 tuần, nhưng nó cũng không được dễ quá ví dụ như kiếm 10.000đ trong một ngày làm việc. Những thứ gì quá khó sẽ khiến ta dễ nản trong khi những thứ quá dễ dàng lại khiến ta nhàm chán và dễ ngủ quên trong chiến thắng.
Hãy coi ước mơ như một sợi dây cao su co giãn, nếu quá căng, dây có thể đứt, nhưng nếu quá lỏng nó sẽ tuột khỏi mối buộc. Hãy tự mình tìm sự cân bằng của sợi dây này.
3. Tự tạo những dấu mốc trong quá trình thực hiện ước mơ
Những người leo núi không cắm đầu trèo từ chân núi lên đỉnh, họ nhìn đỉnh núi và tìm đường lên cho mình rồi từ đó bắt đầu thực hiện. Thực hiện ước mơ cũng vậy, bạn luôn bắt đầu với đỉnh núi, dấu mốc bạn muốn có được sau khi leo. Thế nhưng, chúng ta cần nhìn thấy chặng đường tới đó, những dấu mốc quan trọng để bản thân có thể nghỉ ngơi, có nơi để bám trụ đề phòng bất trắc.
Những thành công nhỏ luôn tạo cảm hứng nhiều trong hành trình dài hạn. Hãy nhớ tới câu chuyện hạt thóc và bàn cờ, cảm hứng cũng tăng như số lượng thóc ở mỗi ô mới, hãy tận dụng nó.
4. Luôn theo sát quá trình
Một trong những lợi ích của việc tầm nhìn hoá những ước mơ là chúng ta có thể thấy rõ từng hành động hay cố gắng đưa chúng ta tới đâu. Nếu đi đúng hướng, bạn sẽ dần thấy quãng đường chinh phục ước mơ của mình dần dần ngắn lại.
Theo sát quá trình, kiểm tra sai sót cũng là cách để chắc chắn những thứ gì đã và đang thực hiện.
5. Loại bỏ những lời chê bai, bình luận tiêu cực
Trên đời có những giấc mơ và cũng có những kẻ "tiêu diệt giấc mơ". Những người này luôn cho ý kiến của mình đúng và có xu hướng chê bai những gì bạn ao ước. Một ước mơ muốn hiện thực hoá được cần có sự ủng hộ tinh thần từ người thân, bạn bè, người thực hiện ước mơ đó cũng cần loại bỏ những lời chê bai vì nó sẽ làm giảm tinh thần của bạn.
Hãy cởi mở chia sẻ những lợi ích và khó khăn mà ước mơ của bạn mang lại với mọi người. Nếu họ ủng hộ, hãy cố gắng hơn, nhưng nếu họ chê và cho rằng đó là ước mơ viển vông, bạn không thực hiện được... đừng buồn mà hãy tiếp tục theo đuổi thứ bạn muốn nhất.
6. Biết lúc để từ bỏ
Quay lại ví dụ ban đầu, có những ước mơ thực tế và cũng có những ước mơ không thực tế. Khi mơ ước một thứ gì đó quá lớn, chúng ta có xu hướng phớt lờ những thứ trái chiều nó mang lại. Điều này không sai chút nào, chẳng ai nói trước được thứ mình làm liệu có mang lại kết quả, lợi ích như những gì mình kì vọng hay không.
Nếu bạn có một ước mơ không thực tế, hãy từ bỏ nó khi có thể để tránh nó hút cạn năng lượng, sự sáng tạo hay công sức mà bạn bỏ ra, bằng không sợi dây cao su này có thể bật ngược lại và làm chính bạn bị thương.
Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ, mơ ước và hiện thực hoá ước mơ khiến con người là con người. Những ước mơ sẽ khẳng định chúng ta là ai và sẽ dẫn bước cho chúng ta trên đường đời. Nếu có một ước mơ, nó không viển vông, rất thực tế... hãy thực hiện nó. Nhưng đừng dừng lại ở suy nghĩ mà hãy bắt tay vào làm việc, hãy vượt qua khó khăn để được là chính mình.