Cách đối phó với người khó tính

GTHN - Chúng ta không thể thay đổi tính tình của những người khó tính song hoàn toàn có thể thay đổi cách nhìn nhận, đối mặt để mọi chuyện trở nên đơn giản hơn. Dưới đây là những mẹo sẽ giúp ích cho bạn khi phải đối mặt với người khó tính.

Có 7 đặc điểm tính cách cơ bản của người khó tính huênh hoang, hung hăng, nhẫn tâm, nghi ngờ, thích thao túng, dám chấp nhận rủi ro và độc đoán. Chúng ta không thể thay đổi tính tình của những người khó tính song hoàn toàn có thể thay đổi cách nhìn nhận, đối mặt để mọi chuyện trở nên đơn giản hơn.

cach-doi-pho-voi-nguoi-kho-tinh

Dưới đây là những mẹo sẽ giúp ích cho bạn khi phải đối mặt với người khó tính. 

1. Vừa đi vừa trò chuyện

Không phải khó chịu hay bực mình, đây mới là cách khôn ngoan đối phó với người khó tính - 1

Nếu bạn cần nói chuyện gì đó hoặc giải quyết vấn đề với một người khó tính, một gợi ý cho bạn là hãy làm điều đó khi cả hai đang đi bộ. Mẹo nhỏ này sẽ giúp cả hai tích lũy ít năng lượng tiêu cực hơn và tránh được những tương tác trực diện. Khi môi trường xung quanh bạn càng có nhiều thứ để chú ý, bạn sẽ càng ít có khả năng biến cuộc trò chuyện leo thang thành cãi vã. 

Ví dụ: Nếu đồng nghiệp của bạn mời bạn đến một quán cà phê và bạn biết có điều không ổn, hãy đơn giản là nói với họ rằng bạn mới uống một tách và đề xuất cùng nhau đi dạo. Cuộc trò chuyện sau đó sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. 

2. Thử cách tiếp cận bánh sandwich

Cách tiếp cận bánh sandwich chính là bạn xen lẫn những điều tích cực và tiêu cực. Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với bất kỳ ai như đối tác, đồng nghiệp hay bạn bè của bạn bằng một nhận xét tích cực. 

Bạn cần chắc chắn rằng đối phương hiểu được mình đánh giá cao nỗ lực của họ thế nào. Sau đó, bạn có thể đi vào vấn đề chính mà mình muốn nói. Kết thúc cuộc trò chuyện, không gì tốt hơn là nói những lời cảm ơn vì họ đã dành thời gian lắng nghe bạn.

3. Khéo léo

Không phải khó chịu hay bực mình, đây mới là cách khôn ngoan đối phó với người khó tính - 3

Với các tình huống có vẻ nhạy cảm, việc thay đổi cách bạn tiếp cận sẽ giúp ích cho bạn. Thay vì sử dụng ngôi “bạn” để nói những lời nhận xét, cáo buộc, hãy cố gắng bắt đầu câu nói bằng “tôi”. 

Ví dụ: Nếu bạn gái bạn hỏi trông cô ấy ra sao trong chiếc váy mới này, đừng nói rằng trông cô ấy rất béo hay cô ấy không hề hợp với chiếc váy này chút nào. Điều này có thể nhanh chóng dẫn hai bạn đến tranh cãi.

Thay vào đó, hãy nói rằng cô ấy trông đẹp nhưng bạn nghĩ rằng nếu cô ấy mặc màu xanh sẽ đẹp hơn. Bạn gái của bạn sẽ không thấy mình bị động chạm tự ái và tôn trọng ý kiến ​​của bạn.

4. Đặt cảm xúc của bạn sang một bên và nói về sự thật

Thường thì những người khó tính ít khi cởi mở để nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh. Bởi vậy bạn không nên trông chờ nhiều vào việc họ sẽ đặt mình vào địa vị của bạn mà suy nghĩ. 

Thay vì lãng phí thời gian và năng lượng của mình để cố làm cho họ hiểu cảm giác của bạn, tốt hơn là bạn nên nói ra toàn bộ sự thật, giải thích mọi thứ một cách logic dưới cái nhìn khách quan.

5. Tránh một số chủ đề 

Nếu trước đây, bạn đã từng tranh cãi với họ về một chủ đề nào đó và thậm chí cả hai còn mãi bực mình sau đó, hãy tránh chủ đề đó và những điều có liên quan khi trò chuyện sau này. 

Ví dụ: Bạn và anh trai từng tranh cãi lớn về chuyện cưới xin, tốt hơn hết bạn không nên trực tiếp đề cập đến vấn đề này với anh ấy. Thay vào đó, bạn có thể tìm cách xử lý vấn đề thông qua một người thứ 3 để hài hoà hơn. 

6. Đặt ra ranh giới

Không phải khó chịu hay bực mình, đây mới là cách khôn ngoan đối phó với người khó tính - 4

Ban đầu, việc thiết lập ra những giới hạn nhất định với ai đó có thể khiến bạn cảm thấy khá khó khăn, đặc biệt khi bạn có mối quan hệ thân thiết với người đó. Nhưng nhớ rằng việc đặt ra ranh giới điều gì có thể chấp nhận, điều gì không chính là chìa khóa cho một mối quan hệ lành mạnh.

Ví dụ: Mẹ bạn đã hàng chục lần đề cập đến vấn đề bao giờ bạn định có con và điều đó thực sự khiến bạn không thoải mái. Thay vì khó chịu hay tiếp tục vấn đề có thể gây ra tranh cãi, hãy chỉ đơn giản là nói rằng: “Mẹ còn hỏi tiếp chuyện con cái nữa là con về đây”. Hãy nhớ tuân thủ những ranh giới mà bạn đã đặt ra, nếu không đối phương cũng sẽ không tôn trọng ranh giới của bạn. 

7. Đặt sự chú ý vào họ

Những người khó tính có khả năng khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nếu bạn phản ứng theo cách phòng thủ, bạn sẽ càng khiến người đó có cơ hội để thao thúng bạn, khiến bạn khó chịu hơn và thậm chí là bắt nạt bạn. Cách khôn ngoan hơn mà bạn nên làm ở đây chính là chuyển sự chú ý sang phía chính họ bằng cách chủ động đặt ra những câu hỏi.

Bất cứ khi nào đối phương khiến bạn cảm thấy không thoải mái vì những bình luận khó chịu, hãy tìm cách thay đổi chủ đề ngay lập tức. Một trong những câu hỏi đơn giản mà bạn có thể đặt ra để thay đổi sự chú ý của họ là hỏi về điều mà họ muốn khoe khoang, thích đề cập đến.

8. Tập trung vào những điều tích cực

Không phải khó chịu hay bực mình, đây mới là cách khôn ngoan đối phó với người khó tính - 5

Người khéo léo trong giao tiếp sẽ luôn thân thiện và không đưa ra những nhận xét tiêu cực. Chúng ta không thể biết người đối diện mình đang trải qua những gì và rất có thể, sự cáu kỉnh hay khó tính của họ là hoàn toàn có nguyên nhân cả. 

Ví dụ: Nếu bạn của bạn đến muộn, đừng ngay lập tức chỉ trích họ vì tội đến muộn. Thay vào đó, hãy nói rằng bạn rất vui khi gặp họ. Bạn của bạn sẽ giải thích về lý do đến muộn và cả hai sẽ nhanh chóng bước vào cuộc trò chuyện sau đó với thái độ tích cực. 

Theo Bảo Anh (Gia đình & Xã hội)

DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !