Một người bạn của tôi nói, anh ấy đang chuẩn bị viết một cuốn tiểu thuyết liên quan đến đề tài cướp ngân hàng, nội dung của câu chuyện sẽ rất hoang đường vớ vẩn.
Tôi nói với người bạn đó: “Tại sao lại không viết câu chuyện tình yêu? Mình muốn đọc câu chuyện tình yêu của cậu viết!”.
Người bạn ấy nói: “Mình đã không còn tin tưởng vào tình yêu nữa! Thử hỏi viết tiểu thuyết tình yêu thế nào đây? Tình yêu chỉ là thứ khiến người ta cảm thấy tuyệt vọng”.
Tôi nói: “Rất tốt! Cậu bây giờ thích hợp để viết tiểu thuyết tình yêu rồi đó”.
Chúng ta đều biết, rất nhiều diễn viên hài hạng nhất, cá nhân họ là những người rất nghiêm túc, thậm chí có chút nhạt nhẽo. Họ có lẽ không cảm thấy cuộc đời thú vị chút nào. Nhưng loại người này, có thể biểu diễn xuất ra những vở kịch buồn cười nhất.
Có một nữ đạo diễn nổi tiếng, bản thân bà rất sợ máu, cũng rất sợ bóng tối. Nhưng mà, những bộ phim do bà đạo diễn lại khiến cho khán giả không lạnh mà run. Những cảnh mà bà quay, có thể nói là bạo lực đẫm máu. Lẽ nào bà ấy bịt cả hai mắt của mình để quay những cảnh đó hay sao?
Tuyệt vọng, vốn không phải là chuyện gì quá xấu. Đôi khi tuyệt vọng lại chính là bước ngoặt cho ta một cuộc đời mới.
Một người tuyệt vọng đối với tình yêu, vậy thì anh ta nhất định đã từng có một quá khứ thương tâm. Một nhà văn xuất sắc, những câu chuyện tình yêu mà họ viết, không chỉ đơn thuần là tình yêu, mà là cuộc sống và nhân sinh.
Khao khát tình yêu là một nguồn động lực để chấm dứt quá khứ của chúng ta, thôi thúc chúng ta đi về phía trước. Mỗi người cuối cùng rồi cũng phải chết đi, nếu như chúng ta không bao giờ chết, liệu chúng ta vẫn còn yêu nhau thiết tha?
Vận mệnh, vốn không phải chỉ là những may rủi tình cờ trên trời rơi xuống, mà là tiếp nhận và khẳng định những điều hạn chế trong sinh mệnh hữu hạn của con người.
Đưa ra sự lựa chọn trong các loại hạn chế này là tự do. Chúng ta có tự do để yêu thương, cũng tự do cảm thấy tuyệt vọng. Riêng chỉ có tình yêu, bắt đầu là thích thú, lại kết thúc bởi tuyệt vọng. Những người đã từng tuyệt vọng, có lẽ sẽ nhìn được thấu tỏ.
Nhà văn O. Henry trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của ông có kể một câu chuyện, nội dụng đại khái là: Có một bệnh nhân nằm trên giường, tuyệt vọng chán nản, nhìn ra cái cây xơ xác bên ngoài cửa sổ không ngừng có gió mạnh thổi qua. Cô bỗng nhiên phát hiện, trên cái cây ấy, vẫn còn một chiếc lá xanh tươi chưa rụng đi.
Bệnh nhân nghĩ, đợi đến khi chiếc lá này rụng rồi, mình cũng sẽ kết thúc mạng sống này. Thế là, cô cả ngày nhìn chằm chằm vào chiếc lá đó, đợi nó rụng đi, cũng lặng lẽ chờ đợi sinh mệnh của mình kết thúc. Nhưng mà, chiếc lá đó vẫn không có rơi rụng, mãi đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi phục sức khỏe, chiếc lá đó vẫn xanh ngắt như thường.
Kỳ thực, vốn không còn có chiếc lá nào trên cái cây đó cả, chiếc lá đó là của một ông họa sĩ già vẽ lên, nó không phải chiếc lá thật, nhưng nó đã đạt đến hiệu quả chân thực sinh động giống hệt như chiếc lá thật, cho bệnh nhân đó một lòng tin vững chắc mà sống tiếp, chỉ cần chiếc lá đó không rụng đi, mạng sống của bản thân cũng sẽ không kết thúc. Kết quả, cô thật sự đã khỏe mạnh, đi ra khỏi phòng bệnh nhìn xem chiếc lá đó rốt cuộc là thế nào.
Cô đứng dưới gốc cây, vô cùng cảm động trước tấm lòng của người họa sĩ thầm lặng.
Bởi vì họa sĩ đó là người duy nhất hiểu rõ được bí mật sâu thẳm trong lòng cô, họa sĩ biết được cô đang chờ đợi điều gì. Thế là, người họa sĩ liền thuận theo tâm tư của bệnh nhân mà vẽ nên một chiếc lá giả như vậy. Chính chiếc lá giả này, đã tiếp thêm cho cô dũng khí để tiếp tục sống.
Cứu vãn được sinh mệnh thật sự không phải là chiếc lá đó, mà là lòng tin vững chắc của con người.
SƯU TẦM