Vượt qua 3 cạm bẫy này của nhân sinh

GTHN - “Tăng quảng hiền văn” là một bộ cách ngôn tràn đầy trí tuệ của cổ nhân, vừa có tính triết lý, lại vừa thể hiện được tư tưởng của cả ba nhà Nho – Phật – Đạo. Đối với việc đối nhân xử thế đều có những đạo lý rất sâu sắc.

Nhân sinh trên đời, rất nhiều chuyện sẽ không thuận buồm xuôi gió, đều sẽ gặp phải một chút khó khăn ngăn trở. Nhưng mà cổ nhân cũng có câu: “Thấy đủ thường đủ, cả đời không nhục; biết dừng thường dừng, cả đời không thẹn”.

Ba cạm bẫy mà đời người thường mắc phải nhất có lẽ là: Lời nói, tức giận và dục vọng. Nếu có thể nắm vững được ba điểm này thì cuộc đời cũng sẽ không tầm thường, kiếp nhân sinh vậy là cũng không uổng phí.

Nói ít nhìn nhiều, tùy mặt gửi lời

vuot-qua-3-cam-bay-nay-cua-nhan-sinh

Trong “Tăng quảng hiền văn” có ghi lại: “Thị phi chỉ vì mở miệng nhiều”. Gây chuyện thị phi, phần lớn là bởi vì nói nhiều không chịu ngồi yên.

Cổ nhân đã từng nói: “Nước đổ khó hốt“. Lời nói ra cũng giống như bát nước đã đổ đi, không cách nào có thể thu lại được nữa, muốn nói gì trước tiên phải suy nghĩ cho kỹ.

Trong “Sử ký . Trần thiệp thế gia” từng ghi lại: Trần Thắng khi còn nghèo khổ, thường đi cày thuê cho người ta, thường tâm sự với bạn cày: “Nếu sau này giàu sang, sẽ không quên nhau”.

Nhiều năm sau, Trần Thắng chống lại nhà Tần và xưng vương, được nhiều người ủng hộ, những người bạn năm đó đều đi tìm Trần Thắng để nhờ vả.

Có người bạn cũ thường cùng cày thuê với Trần Thắng khi xưa, nghe tin ông đã làm vua, bèn đến nước Trần và tìm gặp ông, Trần Thắng liền đón tiếp vào cung. Người bạn ấy ra vào cung cấm, càng ngày càng phóng túng cứ nói đến tình xưa nghĩa cũ của Trần vương.

Có người hầu nói với Trần vương: “Người khách đó ngu dốt không biết gì, cứ ăn nói bừa bãi, làm giảm uy tín của ngài”. Trần vương trong lúc tức giận mà giết người bạn đó đi. Những người bạn cũ của Trần vương vì thế mà kéo nhau bỏ đi hết. Từ đó không ai thân với Trần vương nữa.

Lão Tử nói: “Chớ nói nhiều, nói nhiều sai nhiều!”. Trong “Kinh Dịch” cũng có nói: “Người hiền từ nói ít, người nóng nảy nói nhiều”.

Lời nói dường như buông ra thật dễ dàng, nhưng nếu không tế nhị suy nghĩ kỹ một chút, không để ý tới sắc mặt của người khác khi nói chuyện, có khi kết cục lại tự rước họa vào thân. Nói tùy tiện, không kiêng nể gì ai, cũng không cần biết người khác như thế nào, đây là sai lầm lớn nhất của kiếp nhân sinh.

Tránh tức giận, học cách nhẫn nại

Trong “Tăng quảng hiền văn” có ghi lại: “Nhẫn được cơn giận một lúc, tránh được mối lo trăm ngày”.

Chữ “Nhẫn – 忍”, ở trên là lưỡi đao (Đao – 刃), dưới là trái tim (Tâm – 心), dù cho có đau đớn như đao cứa vào tim thì người làm việc đại sự cũng không thể tức giận.

Gia Cát Lượng trong lần Bắc phạt cuối cùng, từng giằng co với Tư Mã Ý cả trăm ngày. Trong lúc Gia Cát Lượng nhiều lần khiêu chiến, Tư Mã Ý cố thủ không chịu ra ứng chiến, Gia Cát Lượng không còn cách nào mới phái người đưa sang cho Tư Mã Ý một bộ quần áo của đàn bà, nhưng Tư Mã Ý vẫn có thể nhẫn nhịn được mà không thèm để ý đến.

Người bình thường gặp phải tình huống này thì sẽ không thể chịu được mà nổi sung lên. Mấy ngày sau thì Gia Cát Lượng mắc bệnh mà chết trên gò Ngũ Trượng, quân Ngụy không chiến mà thắng

Sau trận chiến này, Tư Mã Ý đạt được danh vọng chưa từng có, dần dần nắm giữ quyền hành của Ngụy quốc, đặt nền móng cho triều đại nhà Tấn.

Thử nghĩ, nếu Tư Mã Ý không nhẫn nại được, rơi vào cái bẫy khiêu chiến của Gia Cát Lượng, vậy thì kết cục của ông chắc chắn sẽ không thể tốt được như thế này.

Tuân Tử từng nói: “Nộ bất quá đoạt, hỉ bất quá dư“, ý tứ là: Lúc tức giận cũng phải có chừng mực, khi vui vẻ cũng không được quá phận.

Dù là lúc nào cũng phải nhớ rằng, không thể chỉ vì một sự tình mà khiến cho cảm xúc bị chi phối, phải nhẫn nhịn được cái tâm tình của bản thân, đây chính là tu dưỡng, cũng là một loại đạo xử thế.

Dễ nóng giận thì sẽ không thể nhẫn nại được, lòng dạ hẹp hòi, đây là sai lầm thứ hai của kiếp nhân sinh.

Tham lam vô độ, bị dục vọng khống chế

Trong “Tăng quảng hiền văn” có ghi lại: “Thấy đủ thường đủ, cả đời không nhục. Biết dừng thường dừng, cả đời không thẹn”.

Người biết đủ sẽ rất vui vẻ, hạnh phúc, bởi vì bọn họ sẽ không bị dục vọng làm vấy bẩn, cũng sẽ không bị dục vọng sai khiến. Khi làm việc gì, không thể vì chút dục vọng mà làm cho đến tuyệt tình, làm gì cũng phải lưu lại một chút khoảng trống, như vậy mới không tạo thành sai lầm để rồi phải hối hận mãi về sau.

Dục vọng là từ đâu? Sự nhục nhã từ đâu mà có? Cũng chỉ là hai chữ “biết đủ”. Lão Tử từng nói: “Biết đủ thì không nhục, biết dừng lại thì không nguy, thế mới có thể lâu dài”.

Những lời này chính là nói người ta sống thì phải biết đủ, người không biết đủ thì sẽ trở nên tham lam, cứ cố gắng lao đầu về phía trước, như vậy thì cách tai họa cũng không còn xa nữa.

Trong tác phẩm nổi tiếng “Hồng Lâu Mộng” có câu rằng: “Thân hậu hữu dư vong súc thủ, Nhãn tiền vô lộ tư hồi đầu”. Tạm dịch: Sau lưng có đường lui nhưng không chịu buông tay, trước mắt muốn quay trở về cũng không còn lối. Câu nói ấy thật sâu sắc, là một lời ám chỉ của người xưa, chẳng phải nhắc nhở chúng ta phải cảnh giác đó sao?

Khi bị dục vọng điều khiển, biết rõ phía trước là vực sâu thăm thẳm, nhưng vẫn cứ nhắm mắt làm liều, không chịu dừng lại, hãm sâu vào nơi tăm tối, đến lúc bị dục vọng khống chế luôn rồi thì hối hận cũng đã muộn.

Trong “Đạo Đức Kinh” cũng có nói: “Yêu nhiều ắt sẽ tổn nhiều, chất chứa nhiều ắt sẽ mất nhiều”. Nếu không kịp thời khắc chế dục vọng, thì đâu chỉ có “mất” và “tổn” đơn giản như vậy?

Tham lam vô độ, không biết tiết chế, bị dục vọng điều khiển, đây chính là cái bẫy thứ ba của kiếp nhân sinh.

Đời người phiền não không kể hết được, chỉ cần nhẫn được thì ngày mai trời lại sáng. Thân nơi bóng tối, gặp phải nghịch cảnh cũng không được ủ rũ. Tĩnh tâm lại, tìm ra nguyên nhân, phía trước sẽ là bầu trời xanh.

 Tinhhoa

DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !