GTHN - Để đạt được thành công, ngay cả những người xuất sắc nhất cũng không ít lần phải nếm mùi thất bại cay đắng. Điều khác biệt lớn nhất giữa người thành công và những người khác chính là việc họ không để những lần thất bại này đánh gục.
Từ nhỏ bạn được giáo dục rằng nếu học hành chăm chỉ, đạt điểm số cao, vào một trường đại học danh tiếng, có một tấm bằng trong tay thì chắc chắn bạn sẽ thành công trong suốt cuộc đời. Hãy xem xét một đoạn đối thoại giữa cha mẹ và cô con gái sau đây:
Cha mẹ cô chắt chiu, tiết kiệm trong nhiều năm để cho cô có điều kiện học tập và vào đại học với hy vọng cô có thể ngẩng đầu với thiên hạ. Nhưng cô lại chọn ngành học nghệ thuật kịch hoặc lịch sử nghệ thuật và một cuộc tranh cãi nảy lửa diễn ra:
Cha mẹ: Làm thế nào con có thể kiếm sống nhờ chuyên ngành nghệ thuật? Làm gì có nơi nào đăng tuyển: "Cần tuyển nhân viên chính thức chuyên ngành nghệ thuật?"
Con gái: Nhưng thưa cha mẹ, đây là đam mê của con. Bố mẹ muốn con sống cuộc đời của một con tàu không người lái, cả ngày ngồi trong xó phòng của những công ty tẻ ngắt và để năng khiếu nghệ thuật trong con chết dần chết mòn sao?
Cha mẹ: Đương nhiên chúng ta ủng hộ đam mê của con. Cha mẹ muốn con có một phương án dụ phòng khi nghệ thuật chẳng nuôi sống được con. Cón thông minh, vừa đưa ra một lý lẽ rất thuyết phục, sao con không nghĩ mình sẽ trở thành một luật sư giống như anh tria con? Lúc ấy, con vừa có thể hoạt động nghệ thuật khi có thời gian rảnh rỗi. Diễn xuất là nghề tay trái thôi, con ạ.
Con gái: Cha mẹ không hiểu con. Cuộc sống không bó gọn trong một công việc an toàn đến mức tẻ nhạt. Nó lớn lao và ý nghĩa hơn nhiều so với số tiền mà cha mẹ có trong tài khoản ngân hàng. Cha mẹ sẽ hối tiếc vì đã ngăn cản con theo đuổi ước mơ của mình,…
Vẫn biết rằng trong thế giới biến động nhanh như ngày nay một tấm bằng không còn đảm bảo sự thành công của bạn. Bạn có thể bắt gặp rất nhiều tranh cãi xung quanh việc muốn thành công liệu có nên học đại học hay theo đuổi một tấm bằng MBA trên các mặt báo. Nhưng tại sao cha mẹ vẫn muốn con cái mình theo đuổi bằng cấp?
Bằng cấp là một lựa chọn an toàn
Bạn nên hiểu rằng cha mẹ ai cũng muốn con cái mình cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và sống thoải mái nhưng họ thấy rằng nghề nghiệp mà chúng mơ ước (nhà văn, vận động viên, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà kinh doanh,…) đầy rủi ro. Khả năng thất bại khi theo đuổi những ngành nghề này rất cao so vói lựa chọn trở thành một kế toán viên hay bác sỹ, kỹ sư. Vì vậy với vị thế của bậc cha mẹ, quyền định hướng cho các con, cha mẹ thường hướng con cái theo con đường an toàn, ít rủi ro.
Họ định hướng con cái có một tấm bằng chắc chắn trong tay sẽ đồng nghĩa với đường đi an toàn, ít mạo hiểm so với việc tay trắng. Khi nói đến đam mê, cha mẹ có xu hướng nói về các kế hoạch trù bị hay những đường thoái lui và sự cân nhắc tới việc quá rủi ro.
Đam mê đồng nghĩa với rủi ro
Thế giới không phải lúc nào cũng "để mắt" tới bạn
Có một sự thật là khi bạn theo đuổi mơ ước, thành công đồng nghĩa với việc bạn phải khác biệt so với mọi người. Bởi thành công không đơn giản chỉ bằng việc chăm chăm đi theo một kịch bản đã viết sẵn, đi theo lối mòn. Nhưng thật phũ phàng, thế giới không phải lúc nào cũng "để mắt" tới sự khác biệt mà chúng ta tạo ra hay dành phần thưởng cho những nỗ lực của chúng ta.
Bạn có thể bắt gặp trên sân vận động nhiều người đang cố gắng luyện tập với ước mơ trở thành ngôi sao như Maradona, Pele hay Xavi Hernandez nhưng rất ít người thành công như Lionel Messi, Cristiano Ronaldo còn đa số vỡ mộng và cúi đầu chịu thua.
Chính viễn cảnh thất bại khiến không ít người trẻ không còn dám liều lĩnh cũng như các bậc cha mẹ trung thành với kịch bản an toàn trong sự nghiệp để gặp ít rủi ro, thất bại. Rủi ro tài chính là điều chắc chắn Khi theo đuổi đam mê như kinh doanh, ngoài ước mơ, nỗ lực, bạn còn phải chuẩn bị cả tài chính.
Rõ ràng khi bỏ tiền bạc theo đuổi bằng cấp, bạn chắc chắn thu lại được điều gì đó trong khi theo đuổi đam mê bạn có thể trắng tay thậm chí là thua lỗ. Ngoài rủi ro thất bại, theo đuổi đam mê còn kéo theo những rủi ro về tài chính hơn là không làm gỉ cả. Đám đông không thích một người khác biệt Mọi người thường cảm thấy an toàn và thoải mái hơn với những gì quen thuộc chứ không phải lạ lẫm.
Khi bạn theo đuổi thành công và có "ảnh hưởng" đến mọi người đồng nghĩa với việc bạn đang kêu gọi họ đầu tư mạo hiểm vào những điều chưa có, mới mẻ. Sự đổi mới hay sáng tạo, tiên phong của bạn càng lớn thì bạn càng đòi hỏi mọi người bỏ qua sự an toàn và thoải mái nhiều hơn- một điều chẳng mấy dễ dàng.
Với đám đông ưa thích sự an toàn, cố hữu của hiện tại, họ chẳng thèm đoái hoài đến sự khác biệt của bạn và thậm chí còn xua đuổi bạn tránh xa họ. Càng cố gắng thay đổi hiện tại nhiều, bạn càng bị những người này tìm cách đánh bật khỏi tổ chức, cộng đồng, thị trường hay thậm chí còn cố gắng làm tổn hại đên danh tiếng và sự nghiệp tương lai của bạn.
Hãy theo đuổi đam mê khi bạn sẵn sàng 110%
Chia sẻ trong cuốn sách "The Education of millionaires" của tác giả Michael Ellsberg, David Gilmour, tay guitar nổi tiếng trong ban nhạc Pink Floyd cho biết: "Tôi đã gặp may. May mắn đống một vai trò rất rất quan trọng để làm nên thành công của tôi. Họ nói anh phải tự tạo ra may mắn cho chính mình nhưng đôi khi tôi không chắc chắn lắm về điều đó.
Rất nhiều người cũng có quyết tâm như tôi, đi con đường mà tôi từng đi, cũng đầu tư nhiều tâm sức vào ngành công nghiệp âm nhạc chứ không theo học địa học, nhưng cuối cùng âm nhạc vẫn không thể nuôi sống được họ. Về sau, họ bị mắc kẹt trong những công việc "giật gấu vá vai".
Họ sẽ không phải sống qua những ngày như thế nếu kiên trì theo đuổi sự nghiệp học hành. Đây hoàn toàn không phải hướng đi mà tôi muốn gợi ý cho tất cả mọi người, trừ trường hợp bạn chắc chắn được rằng niềm đam mê của bạn là điều bạn phải theo đuổi và sẵn lòng vì nó mà từ bỏ rất nhiều thứ khác."
Để đạt được thành công, ngay cả những người xuất sắc nhất cũng không ít lần phải nếm mùi thất bại cay đắng. Điều khác biệt lớn nhất giữa người thành công và những người khác chính là việc họ không để những lần thất bại này đánh gục. Hãy nhớ, để phát minh ra được bóng đèn điện, Edison đã phải trải qua 10.000 lần thử nghiệm thất bại.
Thảo Nguyên - Theo Trí Thức Trẻ