Người xưa vẫn có câu: “Cha mẹ hiền đức để lại cho con” thấy được sự quan trọng của cha mẹ trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con. Đặc biệt là Mẹ ‘ Phúc đức tại mẫu’. Vì mẹ là người tiếp xúc thân cận nhất, người luôn sẻ chia cùng con nên mẹ là người tác động nhiều nhất. Khi mẹ làm được những gì thì con cái cũng học theo nhiều.
Sinh con ra khó nhọc nhưng nuôi con còn khó nhọc hơn làm gì cũng nên tích đức cho con đừng vì những tham lam mà làm những điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con, cũng đừng lấy những thù hằn cá nhân mà gây ra oán nghiệp. Sau đây là 3 điều mà người mẹ nên làm để tích đức cho con cái, chúng ta cùng chiêm nghiệm:
1. Người mẹ cần biết tu khẩu
Ác khẩu chính là một trong bốn điều bất thiện khiến con người nhận quả báo nặng nhất (vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, áċ khẩu). Những lới ái ngữ có thể xoa dịu nỗi đau, làm vơi đi tâm trạng buồn bã của mọi người. Ngược lại lời nói cũng có thể khiến chúng ta phải ăn năn hối hận cả cuộc đời.
Xưa có câu: “Con người nhận một lời nói, Phật nhận một nén hương”. Khẩu đức tức là nói những lời có đạo đức, tức là không nói những lời khiến người khác bị tổn thương.
Khẩu nghiệρ là nghiệp lực khó khắc phục nhất cho việc tu hành;là lực cản trở lớn nhất cho việc tu hành chứng đạo; là sức mạnh sát hại sinh mạng lớn nhất cho việc tu hành; là nghiệp lực chính yếu đưa ta đọa xuống ; là sức mạnh ngăn trở lớn nhất cho việc vãng sanh; khiến cho đạo tràng không được thanh tịnh, thị phi không ngừng; khiến cho tăng đoàn khônɡ hòa hợp, đạo pháp không hưng thịnh; khiến chúnɡ sanh thoái mất đạo tâm, đoạn mất thiện căn làm người.
Muốn bồi dưỡng khí chất, định lực thâm sâu phải bắt đầu từ việc “tu khẩu”. “Tu” có nghĩa là tu sửa, “khẩu” là cái miệng. Vậy nên trên bề mặt chữ nghĩa “tu khẩu” nghĩa là tu sửa, tu dưỡng cái miệng của chính mình, nói lời chân thành, chính trực, thiện lương, biết suy xét tới cảm nhận của người khác.
“Tu khẩu” không phải là việc có thể làm được trong một sớm một chiều. Cái gốc của nó chính là tu cái tâm kia của con người. Bằng cách tu sửa dần dần những tính cách, thói quen và ý nghĩ xấu thì những ý niệm và nghĩa cử thiện lương mới nảy mầm, đơm bông.
Việc ác không gì lớn bằng sự hà khắc, tâm ác không gì lớn bằng sự nham hiểm. Lời ác không gì lớn bằng những lời vu khống. Những lời làm tổn thương người khác, thậm chí còn sắc nhọn hơn dao. Cổ nhân nói: “Miệng có thể nhả ra hoa hồng, cũng có thể nhả ra cóc nhái”.
Cổ nhân có câu: “Rượu ngon uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Đừng nên nhiều lời, nói nhiều thất bại càng nhiều, tai ương càng lắm. Chỉ nên nói những điều cần nói, nói những lời nhân nghĩa mới có được phúc phận về sau.
2. Người mẹ nên biết kiềm chế cơn giận
Có một câu nói: trên đời này, tức giận chính là hình thức kinh doanh lỗ nhất đó sao. Khi chúng ta không thể kiểm soát được cơn nóng giận của mình thì hậu quả không mong muốn sẽ thuộc về chính mình.
Albert Einstein từng nói: “Giận dữ chỉ sinh tồn trong ngực của kẻ ngu si”, cũng đồng nghĩa là người tức giận là người lấy cái sai sót của người khác để trừng phạt chính mình.
Tức giận xuất phát từ tâm, do vậy chữa bệnh cũng phải xuất phát từ tâm, phải dưỡng tâm. Không tức giận không có nghĩa là phải là kìm nén cơn giận trong tâm, mà là cần xả bỏ chúng từ căn nguyên gốc rễ. Vì dù nguyên nhân khiến bạn tức giận thuộc về ai thì nóng giận chỉ làm nó phức tạp thêm.
Kỳ thực, khi một người mang trong tâm sự oán giận, cũng chính là lúc họ đánh mất đi trí huệ của mình. Con người trở nên điên loạn, liều lĩnh, mất đi lý tính và rồi từ đó cơn giận sẽ khống chế trí tuệ và năng lực của chúng ta. Sự việc cũng theo đó mà phát triển theo chiều hướng bất lợi, điều còn lại chỉ là sự bi thương buồn khổ.
Xưa nay các bậc tu hành đắc Đạo đều khuyên nhủ con người nên tu tâm dưỡng tính, mở rộng tấm lòng thênh thang, sẵn sàng bao dung, sẵn sàng tha thứ cho bất kỳ sự việc gì. Làm được như vậy thì mọi ức chế cảm xúc ắt không còn chỗ đứng trong tâm chúng ta và thân thể theo đó mà tự nhiên tự tại.
Quân tử báo thù mười năm chưa muộn. Báo thù ở đây không phải là dùng vũ lực hay thủ đoạn, mà ta hãy sống thật tốt, thì khi thời cơ chín muồi, báo ứng sẽ về bên kẻ ác. Khi đã gieo nhân ác rồi thì quả gặt được không thể là quả tốt. Đừng biến bản thân mình vô tình gieo nhân ác khi cơn giận chưa nguôi.
3. Người mẹ phải luôn nhớ 4 chữ vàng “Từ, bi, hỷ, xả”
Nhân quả có thể không hiển thị ngay, mà nó sẽ còn di chuyển qua vòng tuần hoàn của kiếp luân hồi. Chính bởi vậy, ngay từ bây giờ, hãy sống thật từ bi nhân hậu, đối xử tốt với mọi nɡười như chính bản thân mình. Có như vậy, đời đời kiếp kiếp sau, ta sẽ được ăn quả ngọt.
Còn ngược lại, khi chúnɡ ta đối xử ác, không thiện với người khác, thì bản thân người ta chỉ chịu 3 phần, còn 7 phần là dành cho chính bạn đấy. Đừng tự hủy hoại bản thân và những người xung quanh bởi một phút ích kỷ nhỏ nhen.
Theo VANDIEUHAY