Nhân sinh ngắn ngủi, gặp nhau đã là duyên phận
Trong cuộc đời, việc được sống cùng người thân, được học hành cùng với bạn bè, được làm việc cùng với đồng nghiệp, được nên duyên vợ chồng với người mình yêu, âu cũng là duyên số.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra, được lớn lên cùng anh chị em đã là một cái duyên ở đời. Chữ duyên khiến ta gặp họ, hay nói đúng hơn nhờ có duyên mà cha mẹ sinh ra ta.
Ngoài duyên phận với cha mẹ, ở đời còn một cái duyên lớn hơn đó là được nên duyên vợ chồng. Duyên khiến ta gặp nhau, đem lòng yêu mến nha. Tình yêu đấy lớn dần và trở thành duyên vợ chồng. Người ta hay nói “tu trăm năm được ngồi chung thuyền, tu nghìn năm mới cùng chăn gối’. Đại ý câu nói này là những người có thể ngồi chung trên một chuyến thuyền đều là người hữu duyên, còn có thể nên duyên vợ chồng thì giữa họ phải có mối lương duyên sâu đậm.
Mọi cuộc gặp gỡ nhau trong cuộc đời này đều có nguyên nhân cả. Mỗi một lần gặp gỡ đều là để hoàn thành một tâm nguyện. Có lẽ, do tình duyên kiếp trước chưa trọn vẹn cho nên kiếp này mới lại gặp gỡ nhau. Phàm ở đời, mọi chữ “duyên” đều là để trả một chữ “nợ” mà thôi.
Duyên sâu duyên cạn đều nằm ở chỗ ta thiếu nợ nhau bao nhiêu. Thiếu nợ nhiều ta cùng người sẽ ở cùng lâu hơn, thiếu nợ ít thì ta và người gặp nhau một thoáng rồi lại thôi.
Câu chuyện để ta hiểu hơn về mọi chữ duyên ở đời
Có một câu chuyện về mối nhân duyên vợ chồng như thế này. Ngày xưa có một vị thư sinh và hôn thê của mình cùng hẹn ước đến ngày tháng năm đó sẽ kết hôn. Nhưng đến ngày đã định, vị hôn thê kia lại bất ngờ đi lấy người khác.
Khi biết tin, vị thư sinh đau khổ tột cùng, vì quá đau thương dẫn đến bị bệnh nằm liệt giường. Lúc đó, có một vị tăng nhân đi ngang qua, thấy vậy liền lấy gương ở trong ngực mình ra cho vị thư sinh này xem.
Từ trong gương, vị thư sinh này nhìn thấy trên một bãi biển rộng có một cô gái bị giết hại, trên người không một mảnh vải che thân. Từng người, từng người đi ngang qua nhưng đều lắc đầu bỏ đi. Bỗng có một người đến, người này cởi áo của mình ra đắp lên thân cô gái, xong quay đầu rời đi. Rồi lại một người khác đến, người này đào lỗ và đặt xác cô gái xuống chôn cẩn thận.
Sau khi người thư sinh xem xong, vị tăng nhân giải thích: “Cái xác nằm trên bờ biển kia chính là kiếp trước của vị hôn thê mà cậu sắp cưới. Còn cậu là người qua đường đã cởi áo đắp lên thân cô gái. Chính vì thế, kiếp này cậu và cô ấy yêu nhau để trả nợ ân tình này. Còn người mà cô ấy cần phải báo đáp trọn kiếp này chính là người qua đường đã chôn cất cô ấy, người đó chính là chồng cô ấy hiện tại”.
Cuối cùng vị thư sinh kia cũng đã hiểu được nguyên nhân, từ đó tâm trạng cũng dần chuyển biến lên, bệnh tình cũng theo đó mà hết.
Mọi chữ “duyên” trên đời đều là để trả một chữ “nợ”
Nhân sinh vốn ngắn gửi, cả đời chúng ta có thể gặp được bao nhiêu người? Có người ta chỉ gặp thoáng qua, bởi kiếp trước đã không còn mắc nợ điều gì, có người ở cạnh ta cả đời vì món nợ kiếp trước vẫn chưa thể trả xong. Người đến người đi trong cuộc đời này đều không hề ngẫu nhiên.
Con người trải qua một kiếp luân hồi, uống nước vong tình thì mọi sự tình kiếp trước đều được tẩy sạch, thứ còn lại chỉ là mối lương duyên giữa ta với người còn ẩn giấu bên trong, chuyển dời từ kiếp này đến kiếp khác.
Mọi thứ bắt đầu từ mọi chữ duyên, để rồi kết thúc cũng là do duyên phận. Kiếp này là thân nhân của nhau chính là để đem thân tình để đền bù. Kiếp này là tri kỷ của nhau thì chính là đem hữu nghị để hoàn lại. Còn là người yêu của nhau chính là đem tình yêu để bổ khuyết cho vẹn toàn.
Nếu kiếp trước không nợ, kiếp này không gặp. Còn kiếp này tương kiến đều là vì để trả lại món nợ nhân tình. Vậy nên, dù thế nào bạn cũng phải biết quý trọng mỗi người ta gặp gỡ ở đời, bởi đó chính là nhân duyên tiền kiếp của bạn.
Theo songdep