Theo truyền thông nước ngoài, vào khoảng những năm 1940, Đại học Harvard của Hoa Kỳ đã bắt đầu thực hiện một dự án nghiên cứu khoa học. Dự án này vẫn được tiếp tục trong suốt một thời gian dài tới gần đây và đã trải qua 76 năm, với sự tham gia của hơn 700 người đàn ông. Những người này đồng ý cho dự án tiến hành điều tra theo dõi và quan sát lâu dài về họ, đồng thời phân tích và thu thập các điều kiện của họ.
Trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu, dự án này đã chọn cư dân từ các nhóm người và môi trường khác nhau. Nhóm đầu tiên là 268 sinh viên đến từ Đại học Harvard, đang học năm thứ hai. Nhóm người tham gia thứ hai đến từ khu ổ chuột ở phía đông thành phố Boston của Hoa Kỳ, với tổng số 456 người.
Trong khoảng thời gian gần 80 năm, hầu hết mọi người đều trải qua chiến tranh, sau đó là suy thoái kinh tế chưa từng có tại Hoa Kỳ. Sau rất nhiều sự kiện cuộc đời, có những người đã thành công, trở thành những nhân vật tầm cỡ trong giới chính trị hoặc nền kinh tế Mỹ, cũng có những người ngày càng lụn bại, khó khăn chồng chất khó khăn.
Cuộc nghiên cứu được tiến hành dựa trên nhiều nhóm người sống trong các điều kiện, môi trường khác nhau. Ảnh: harvardmagazine
Dựa trên những nghiên cứu thu được liên quan tới nhóm người thành công hơn, họ đã nhận ra 1 bí quyết thành công mà ở đó, việc cân bằng các mối quan hệ cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Nhưng làm thế nào để tìm ra một tỷ lệ chính xác để đạt được hai chứ “cân bằng” là không dễ.
1. Người nắm giữ sự cân bằng sẽ quan tâm nhu cầu thiết lập các mối quan hệ xã hội nhiều hơn
Trong số những người tham gia nghiên cứu, những người tương đối thành công có xu hướng xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt. Ngay từ đầu, cho dù họ không sở hữu nền tảng kinh tế tốt thì sau thời gian, họ vẫn có thể đạt được chất lượng cuộc sống tốt dần lên.
Nhiều người cho rằng, chỉ cần sống theo ý thích của bản thân, không quan tâm tới suy nghĩ của mọi người, đó là hạnh phúc. Nhưng họ không nhận ra, đằng sau những mối quan hệ ganh ghét, thù hằn, họ thường khó đạt được những cái đích đã đề ra. Những ai càng làm rạn nứt nhiều mối quan hệ xung quanh thì càng khó xoay sở.
2. Coi trọng chất lượng các mối quan hệ hơn là số lượng
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, trong số nhiều người tham gia thí nghiệm, những người có cuộc sống gia đình êm đềm, các mối quan hệ thân thiết có xu hướng hạnh phúc hơn.
Nguyên nhân có thể đến từ năng lượng tích cực mà họ lan tỏa cũng như cách xử lý các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau. Thay vì hành động theo suy nghĩ tiêu cực thì họ thường tìm kiếm phương pháp hài hòa, trung dung hơn để cân bằng mọi khía cạnh.
3. Có tầm nhìn và nhận thức rộng lớn hơn để hiểu giá trị của lòng tốt
Các chuyên gia nhận thấy rằng, những người có xu hướng thường xuyên giúp đỡ người khác sẽ xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp dễ dàng hơn. Có câu: “Hãy tặng ai đó một bông hồng, và bàn tay bạn sẽ tỏa hương thơm.”
Thông thường, sau khi trợ giúp rất nhiều người khác, họ đều có thể nhận được “phần thưởng” tương xứng. Sau này, đa số họ đều lựa chọn con đường bác sĩ, luật sư hoặc chính trị gia.
Đại đa số mọi người trên đời đều hiểu về hai từ “cho đi” và “nhận lại”, nhưng không phải ai cũng làm được như thế. Những người chỉ sống vì bản thân, không quan tâm tới cuộc sống người khác thì luôn nhận về nhân quả mà họ đã lựa chọn.
Thế nhưng, làm tốt thôi chưa đủ vì cổ nhân còn có câu “Tốt quá hóa dở”. Điều quan trọng vẫn là tìm ra một tỷ lệ chính xác để đạt được sự cân bằng. Giống như thế gian có âm và dương, mọi chuyện cũng có tốt và xấu. Chỉ khi đạt được hai chữ "cân bằng", hành trình mới thuận lợi hơn.
Giúp đỡ người khác cũng nên có mức độ nhất định, chỉ giúp trong khả năng và phạm vi cho phép khi cần thiết chứ không làm việc vô nguyên tắc, gặp ai cũng giúp, gặp việc gì cũng nhúng tay. Hành động như vậy đôi khi không nhận được lòng cảm kích mà còn gây phản tác dụng. Hoặc là người nhận sẽ coi đó là chuyện đương nhiên, hoặc họ chỉ cho rằng bạn làm điều thừa thãi, nặng nề hơn thì cảm thấy bị xúc phạm, bị coi thường.
Cho nên, tìm kiếm được một mức độ cân bằng trong quá trình xử lý các mối quan hệ chính là chìa khóa then chốt để đạt được những thành tựu.
Không ai thành công nếu chỉ có 1 mình và không có thành công nào tự nhiên đến với ta. Xây dựng một mạng lưới quan hệ quyền lực cũng tương đương với việc sở hữu một mỏ vàng. Đây chính là cơ hội để bạn trở thành một thành viên trong đội ngũ những người thành công khác.