Tài ứng biến của người trí tuệ

GTHN - Tài ứng biến của người trí tuệ chính là biết tha thứ, từ bỏ sự khắc nghiệt, những lời nói vô tâm và biết bao dung với lỗi lầm của người khác.

tai-ung-bien-cua-nguoi-tri-tue

Tài ứng biến của người trí tuệ: Đanh nhau la mắng chẳng có gì hay

Có câu “Bạn đừng tấn công người khác một cách tùy hứng, bạn phải suy nghĩ về việc có cần thiết phải đánh nhau không”. Trong cuộc sống, bạn đừng quá ác ý khi buộc tội người khác về sai lầm của họ, hãy cẩn thận nghĩ xem liệu đối phương có chấp nhận những câu nói khó nghe mà bạn nói ra với họ hay không?

Thế nhưng, mấy ai ở đời có thể hiểu và làm được điều ấy. Luôn có những người thích lấy lỗi lầm của người khác để trút giận mà chẳng thèm quan tâm đến cảm xúc của họ.

Tai-ung-bien-cua-nguoi-tri-tue-Dung-tri-la-binh-tinh-1

Tình cảnh này rất thường gặp trong cuộc sống, như trong cuộc họp thường kỳ tháng trước, chỉ vì một sự cố như sau khiến bộ phận chúng tôi chia tay trong không khí nặng nề. Người giám sát đã nói đôi lời về những tấm áp phích gần đây của anh Vương, anh ta cho rằng nó không thu hút người đọc nên tỷ lệ click vào xem không cao. Anh Vương nghe vậy thì giải thích đó là do khách hàng đã thay đổi sở thích. Lúc anh Vương đang giải thích dở thì bị ngắt lời, người trưởng phòng tức lên quát mắng dữ dội, anh ta nói do năng lực của anh Vương không đủ tốt nên kéo theo thành tích của cả đội xuống, nếu không làm được thì có thể xin nghỉ việc.

Trước mặt nhiều người như vậy, khuôn mặt của anh Vương đỏ bừng. Cả hai người ngồi xuống một lúc trong im lặng, bỗng trưởng phòng ném tập tài liệu lên bàn rồi rời đi. Mọi người trong phòng không thể rời mắt trước cảnh tượng này, một vài người nhìn nhau mà không dám thốt nên lời.

Sau đó, anh Vương thực sự nộp đơn xin nghỉ việc, chúng tôi cũng chẳng dám nói gì với trưởng phòng.

Bạn thấy đấy, quá khắc nghiệt với người khác là một kiểu gây hại không chỉ cho người khác mà còn cho chính bạn. Bạn làm sai bị phê bình vài câu thì đó là chuyện bình thường, nhưng nếu nói theo kiểu sỉ nhục bạn, tuyệt tình hoặc thốt ra những lời nói chói tai thì rất dễ sinh ra sự ghẻ lạnh, thậm chí là oán hận. Vì vậy, khi bạn chỉ trích người khác bạn nên cân nhắc kỹ về hậu quả khôn lường mà nó gây ra, đó là tài ứng biến của người trí tuệ cần có, đặc biệt với cương vị lãnh đạo điều này càng trở nên cần thiết.

Tài ứng biến của người trí tuệ: Biết chỉ trích khéo léo bạn sẽ làm chủ cuộc chơi

Những người thông minh hiểu rằng lý do để thuyết phục được người khác không phải là nói to mà chính là tha thứ và cho họ cơ hội mới.

Vào thời nhà Tấn, có một người tên là Tạ Vạn, là em trai của Tạ An. Một lần, ông đến nhà một người bạn để dự tiệc. Sau bữa ăn, gia chủ nhiệt tình mời mọi người lại cùng nhau xem kịch. Thật không may, Tạ Vạn và một người khác đều thích ngồi ghế hàng đầu tiên. Người kia định đẩy Tạ Vạn sang một bên thì vô tình đẩy Tạ Vạn ngã khỏi ghế, thậm chí còn đạp lên mũ của Tạ Vạn.

Những người có mặt trong giây lát trở nên im lặng và đổ dồn mọi ánh mắt về phía Tạ Vạn. Mọi người ai cũng nghĩ rằng Tạ Vạn sẽ tức giận và đánh người kia một trận ra trò. Nhưng không, Tạ Vạn từ từ đứng lên, vỗ nhẹ bụi trên quần áo, nhàn nhạt ngồi xuống nói: “Ngươi suýt nữa làm tổn thương mặt của ta rồi biết không?”. Người kia nghe xong thì sửng sốt, sau đó lập tức cười đáp: “Ta vốn là không coi trọng thể diện của ngươi”

Tai-ung-bien-cua-nguoi-tri-tue-Dung-tri-la-binh-tinh-2

Tạ Vạn khi ấy ý thức rằng bản thân không thể giải quyết việc này bằng một cuộc cãi vã, đánh nhau bởi ông ấy không chỉ lo cho thể diện của mình mà còn cả nhân phẩm của người khác.

Đôi khi một lời nói nhẹ nhàng còn có tác dụng hơn nhiều so với những lời quát mắng hung hăng. Tài ứng biến của người có trí tuệ chính là biết cách tạo ra sự khác biệt khi đối xử tốt với người khác, không thái quá, không hung hăng càng không được nông nổi. Suy cho cùng, cho người khác một lối thoát cũng chính cho mình một đường đi.

Tài ứng biến của người trí tuệ: Biết bao dung lỗi lầm của người khác

Tăng Quốc Phiên tham gia khảo thí nhưng không được ghi danh vào bảng vàng. Sau khi danh sách dự thi được công bố, ông bình tĩnh thu dọn hành ví và lên đường về quê. Khi đi ngang qua một tiệm sách, ông nhìn thấy cuốn “Lịch sử hai mươi ba” được xếp trên bức tường. Vốn là người yêu sách như mạng nên ông liền bị cuốn hút, nhưng lại cảm thấy xấu hổ, thất vọng vì không còn tiền để mua.

Hết cách, ông bèn đêm hết hành lý đi cầm đồ, mượn một trăm lượng bạc của một người bạn ở địa phương, cuối cùng cũng đạt được nguyện vọng mua được bộ “Lịch sử hai mươi ba”, trong lòng vì thế mà vui mừng khôn xiết.

Tai-ung-bien-cua-nguoi-tri-tue-Dung-tri-la-binh-tinh-3

Tăng Quốc Phiên trở về quê nhà chẳng còn gì trong tay ngoài bộ sách này. Không chỉ thi trượt mà ông còn vướng vào đủ thứ, nợ nần chồng chất. Là một người nông dân bình thường, một trăm lượng bạc chắc chắn không phải là số tiền nhỏ. Mặc dù Tăng Quốc Phiên cảm thấy có lỗi và sợ cha mình la rầy nhưng ông vẫn nói sự thật. Thật không ngờ rằng, cha ông chỉ nói một câu: “Thích đọc sách là tốt rồi, đã mua thì phải đọc kỹ nếu không là bất hiếu”.

Sau khi nghe cha nói Tăng Quốc Phiên đã rất xúc động và thề sẽ học hành chăm chỉ, không bao giờ để sự quan tâm, yêu thương và nỗ lực của cha trở nên vô ích.

Có lẽ, chính nhờ sự bao dung và tận tụy của cha mà tinh thần hiếu học của Tăng Quốc Phiên đã được khơi dậy, sau này ông đã trở thành một vị đại thần nổi tiếng.

So với đổ lỗi một cách màu quáng thì việc ăn nói nhẹ hàng có thể khiến người ta phải suy ngẫm nhiều hơn, thậm chí còn có tác dụng thức tỉnh một người đang lầm đường, lạc hướng.

DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !