Hãy Suy Nghĩ Như Một Nhà Lãnh Đạo Xuất Sắc

GTHN - Hãy nhắc nhở bản thân một lần nữa rằng không phải bạn bị kéo lên bởi những bâc thang thành công cao hơn, mà bạn được nâng lên vị trí đó bởi đồng nghiệp và nhân viên của bạn. 

dam-nghi-lon-david-j-schwartz-ph-d

Để đạt được thành công đỉnh cao, bạn cần có sự ủng hộ và hợp tác của mọi người. Và để kêu gọi được sự ủng hộ và hợp tác đó, bạn phải có khả năng lãnh đạo. Khả năng lãnh đạo người khác và khả năng dẫn dắt mọi người cùng làm việc (mà nếu không được chỉ đạo thì họ sẽ không làm) luôn đi cùng với nhau. 

Những nguyên tắc xây dựng thành công (được giải thích trong các chương trước) là những công cụ thực sự có giá trị giúp bạn phát triển, tăng cường năng lực lãnh đạo của mình.chúng tôi muốn đưa ra bốn nguyên tắc lãnh đạo đặc biệt để giúp mọi người cùng làm việc trong kinh doanh, trong các câu lạc bộ cộng đông, trong gia đình hay ở bất cứ nơi nào có con người. 

Những thói quen, cử chỉ, thái độ của họ với công ty, với vấn đề đạo đức kinh doanh, và cách kiểm soát bản thân của mỗi người. Sau đó, thử so sánh với những đặc điểm đó ở người lãnh đạo, và bạn sẽ nhận ra điểm giống nhau bất ngờ. 

Mỗi năm có hàng trăm công ty phát triển chậm chạp, hay có xu hướng xuống dốc đều phải được cải tổ lại. Bằng cách nào? Bằng cách thay rất nhiều giám đốc và quản lý cấp cao. Những công ty, trường đại học, nhà thờ, câu lạc bộ, đoàn thể và những dạng tổ chức khác được cải tổ thành công là từ trên xuống chứ không phải từ dưới lên. Hãy thay đổi suy nghĩ của những người đứng đầu, rồi bạn sẽ tự động suy nghĩ thay đổi suy nghĩ của cấp dưới. 

Hãy nhớ kỹ điều này: Khi bạn đảm nhiệm cương vị lãnh đạo của một nhóm, những thành viên trong nhóm đó sẽ ngay lập tức chỉnh đốn bản thân theo những chuẩn mực của bạn. Có thể thấy rõ ngay điều này trong vài tuần đầu tiên. Mối quan tâm lớn nhất của họ là tập trung vào tìm hiểu bạn, kết nối bạn với cả nhóm và xem bạn mong đợi gì ở họ. Họ quan sát từng cử chỉ của bạn. Họ nghĩ, không biết bạn sẽ giao cho họ bao nhiêu việc? Bạn muốn công việc được hoàn thành như thế nào? Phải làm gì để bạn hài lòng? Bạn sẽ nói gì khi họ làm việc này việc kia? 

Một khi họ đã biết chính xác mục tiêu, họ sẽ hành động phù hợp. 

Hãy xem lại tấm gương mà bản thân bạn thể hiện trước mọi người. Hãy thử hỏi: 

Thế giới sẽ trở nên thế nào nếu mọi người đều thật sự giống tôi? 

Hãy thay chữ “thế giới” bằng chữ “công ty”: 

Công ty này sẽ trở nên thế nào nếu mọi người đều thật sự giống tôi. 

Bằng cách tương tự, hãy xem lại câu lạc bộ, cộng đồng trường học, nhà thờ… sẽ trở thành thế nào nếu tất cả mọi người đều cư xử giống bạn. 

Hãy nghĩ, nói, hành động và sống như cách bạn muốn cấp dưới của mình suy nghĩ, nói, hành động và sống- và họ sẽ như vậy. 

Một thời gian sau đó, nhân viên cấp dưới có xu hướng làm theo gương lãnh đạo của bạn. Cách đơn giản nhất để có được hiệu suất công việc cao là bạn xứng đáng và chắc chắn trở thành một “tấm gương tốt” cho cấp dưới.

Bạn có phải là người biết suy nghĩ tiến bộ? Sau đây là danh sách các tiêu chí bạn có thể đánh giá chính mình. 

A. Tôi có suy nghĩ tiến bộ về công việc của mình hay không? 

1. Tôi đánh giá về công việc của mình với thái độ “Chúng ta có thể thực hiện việc này tốt hơn bằng cách nào?” hay không? 

2. Tôi có ca ngợi công ty của mình, nhưng nhân viên trong công ty và những sản phẩm mà công ty đang kinh doanh bất cứ khi nào có thể hay không? 

3. Kết quả công việc hiện tại của tôi về cả chất lượng và số lượng có cao hơn 3 hay 6 tháng trước không? 

4. Liệu tôi có phải là tấm gương tốt cho cấp dưới, đồng nghiệp và những người mà tôi làm việc cùng hay không? 

B. Tôi có suy nghĩ tiến bộ về gia đình hay không? 

1. Gia đình tôi hiện có vui vẻ, hạnh phúc hơn 3 hay 6 tháng trước đây hay không? 

2. Hiện tôi có đang thực hiện kế hoạch nào để nâng cao mức sống của gia đình lên không? 

3. Gia đình tôi có một loạt các hoạt động ngoài trời chứ? 

4. Tôi có phải là tấm gương “Một người tiến bộ”, ủng hộ sự tiến bộ đối với lũ trẻ nhà tôi không? 

C. Tôi có suy nghĩ tiến bộ về bản thân mình hay không? 

1. Tôi có thể thành thật tin rằng tại thời điểm này tôi đánh giá cao hơn so với 3 hay 6 tháng trước hay không? 

2. Tôi có tuân theo chương trình cải thiện hiệu năng cá nhân, để nâng cao giá trị bản thân so với những người khác không? 

3. Tôi có đặt ra mục tiêu xa trong vòng 5 năm tới không? 

4. Tôi có phải là người có tinh thần xây dựng trong bất nhóm hay tổ chức nào tôi tham gia không? 

D. Tôi có suy nghĩ tiến bộ về cộng đồng hay không? 

1. Trong sáu tháng qua, tôi có làm được bất cứ việc gì mà tôi thực sự cảm thấy đã cải thiện được cộng đồng của mình (Khu phố, nhà thờ, trường học…)? 

2.Tôi có ủng hộ những dự án quan trọng của cộng đồng không, hay chỉ luôn phản đối, phê bình phàn nàn? 

3. Tôi đã bao giờ là người đảm nhận việc tiến hành một cải tổ quan trọng trong cộng đồng của tôi chưa? 

4. Tôi có nói tốt về những người hàng xóm và bạn bè sống xung quang không? 

Nguyên tắc lãnh đạo số 4: 

Hãy dành thời gian để tự suy nghì và phát huy khả năng suy nghĩ sáng tạo phi thường của bạn.

Nghĩ đến giới lãnh đạo, chúng tôi thường nghĩ ngay đến những con người vô cùng bận rộn, và thực sự là họ rất bận rộn. Các nhà lãnh đạo luôn bị bủa vây bởi vô vàn công việc phải giải quyết. Nhưng có một điểm cần lưu ý là họ vẫn dành một khoảng thời gian dáng kể ngồi một mình chẳng làm gì cả, ngoài việc suy nghĩ. 

Hãy xem xét cuộc sống của các lãnh tụ tôn giáo, bạn sẽ nhận thấy họ đều dành một khoảng thời gian đáng kể để sống trong suy niệm. Nhà tiên tri Moses thường ngồi lặng yên trên núi rất lâu. Chúa Jesus, Phật Thích Ca, Khổng Tử, Tiên tri Mohammed…- tất cả họ đều dành thời gian suy tư, rời xa những náo nhiệt phồn hoa của cuộc sống. 

Sẽ rất thú vị nếu đặt ra câu hỏi: liệu Franklin D. Roosevelt có thể phát triển phong cách lãnh đạo độc đáo của mình nếu không có quãng thời gian dài một mình khi chữa bệnh bại liệt? Harry Truman cũng dành rất nhiều thời gian của mình lúc còn nhỏ lẫn lúc trưởng thành trong nông trại Missouri. Nelson Mandela gần như dành hẳn thời gian ngồi tù 27 năm của mình để suy ngẫm và viết lách trước khi được phóng thích trước khi nhận Nobel Hòa bình năm 1993, trở thành Tổng thống Nam Phi năm 1994. 

Những trường đại học hàng đầu yêu cầu các giáo sư chỉ được lên lớp nhiều nhất là 5 giờ một tuần, để họ có thời gian suy nghĩ. 

Rất nhiều giám đốc kinh doanh thành công bị bao vây bởi trợ lý, thư ký, các cú điện thoại, các bản báo cáo. Nhưng hãy quan sát họ trong suốt 168 tiếng một tuần và 720 giờ một tháng, bạn sẽ thấy họ luôn dành một khoảng thời gian đáng kể để ngồi một mình suy nghĩ, không bị gián đoạn bởi ai hay bất cứ việc gì. 

Điểm mấu chốt chính là: một người thành công, dù trong bất cứ lĩnh vực nào, đều dành thời gian để tự đối thoại với bản thân mình. Các nhà lãnh đạo thường sử dụng khoảng thời gian này để ghi nhớ và nối kết tất cả các mảng của một vấn đề lại với nhau, tìm ra cách giải quyết, vạch kế hoạch và ở giai đoạn nào đó, phát huy khả năng suy nghĩ sáng tạo tuyệt vời của họ.

Một số người không thể phát huy hết khả năng lãnh đạo tài tình và sáng tạo của mình chỉ vì họ hỏi ý kiến cảu tất cả mọi người, nhưng lại quên “hỏi” chính mình. Bạn biết đấy. Họ là những người cố hết sức để không phải ở một mình. Họ hành động một cách thái quá là tìm mọi cách để luôn được mọi người vây quanh. Họ không chịu nổi cảnh ngồi một mình trong văn phòng, vì thế họ đi vẩn vơ để được gặp gỡ và trò chuyện với những người khác. Rất hiếm khi họ ở một mình vào buổi tối. Trừ những lúc ngủ, họ cảm thấy thực sự cần phải nói chuyện với ai đó. Họ dường như lúc nào cũng thèm nói chuyện với tất cả mọi người. 

Khi những người này rơi vào tình huống buộc phải ở một mình, họ sẽ tìm cách trốn chạy khỏi sự cô đơn trong tâm hồn. Trong những tình huống như vậy, họ thường xem tivi, đọc báo nghe đài, gọi điện thoại… Họ sợ phải lấp đầy tâm trí họ bằng những suy nghĩ của chính mình. 

Khi thời gian qua đi, những người Tôi-không-thể-chịu-nổi-việc-phải-ở- nhà-một-mình càng ngày càng trở nên hời hợt. Họ có rất nhiều hành động thiếu thận trọng. Họ không thể phát huy vào khả năng, mục đích của mình. Thật đáng buồn là những người này hoàn toàn không biết đến sức mạnh thần kỳ vẫn đang nằm đâu đó chưa được sử dụng trong họ. Đừng trở thành một người Tôi-không thể-chịu-nổi-việc-phải-ở-mộtmình.Các nhà lãnh tụ thành công thường tìm ra và sử dụng sức mạnh siêu phàm của mình thông qua những khoảng thời gian đối thoại với bản thân, trong im lặng. Bạn cũng có thể như vậy. 

Hãy cùng xem bằng cách nào nhé. 

Trong chương trình phát triển bản thân, tôi đã yêu cầu 13 học viên dành ra mỗi ngày một giờ ngồi một mình trong phòng, trong hai tuần liên tiếp. Các học viên được yêu cầu rời xa khỏi tất cả cám dỗ bên ngoài và suy nghĩ một cách tích cực về bất cứ cái gì trong tâm trí họ.

Sau hai tuần, tất cả các học viên, không có một ngoại lệ nào, đều nhận xét đó là một trải nghiệm vô cùng thú vị, thực tế và đáng giá. Một học viên kể rằng, trước khi bắt đầu việc ngồi suy nghĩ một mình này, anh sắp rơi vào mâu thuẫn gay gắt với một vị quản lý khác trong công ty. Nhưng thông qua việc suy nghĩ kỹ càng, đầy đủ, anh đã tìm ra nguyên do của vấn đề và cách thức để giải quyết vấn đề hợp lý, êm đẹp. Những học viên khác cũng cho biết họ đã giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến các khía cạnh khác nhau như thay đổi công việc, những khó khăn trong hôn nhân, mua một ngôi nhà mới, lựa chọn một trường đại học cho con cái. 

Mỗi học viên đều vui mừng vì họ đã hiểu về bản thân – điểm mạnh và điểm yếu – nhiều hơn bao giờ hết. Đồng thời, các học viên cũng khám phá ra những điều vô cùng quan trọng. Họ nhận ra rằng những quyết định hay cân nhắc được đưa ra trong lúc ngồi một mình suy nghĩ thường chính xác đến 100% theo một cách bí ẩn nào đó. Các học viên nhận ra rằng khi sương mù qua đi, những lựa chọn đúng dần trỏ nên vô cùng rõ ràng. 

Việc ngồi một mình suy nghĩ sẽ mang lại những kết quả đáng kinh ngạc. 

Gần đây, một người bạn của tôi đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của cô ấy trước một vấn đè vô cùng hóc búa. Tôi tự hỏi không hiểu vì sao cô ấy lại phải suy nghĩ nhiều đến như thế, vì vấn đề kia cũng vô cùng đơn giản. Cô ấy đã trả lời tôi thế này: “À, tôi vẫn chưa rõ chúng tôi nên làm gì.Vì thế, sáng nay tôi thức dạy lúc 3 giờ rưỡi, pha cho mình một tách cà phê ngồi trên ghế sô-pha và suy nghĩ đến tận 7 giờ. Bây giờ tôi mới nhận vấn đè vô cùng rõ ràng hơn rất nhiều. Việc duy nhất tôi cần bây giờ chính là thay đổi suy nghĩ của mình”. 

Và suy nghĩ mới của cô ấy là hoàn toàn đúng đắn. 

Hãy quyết định ngay bây giờ, dành một ít thời gian ít nhất la 30 phút mỗi ngày để ngồi một mình và một mình mà thôi. 

Một mình vào sáng sớm, không bị ai khác quấy rầy, có thể là tốt nhất cho bạn. Hoặc nếu không, tối muộn cũng có thể là quãng thời gian tốt. Điều quan trọng là chọn thời điểm mà óc bạn hoàn toàn tỉnh táo và chắc chắn không bị ảnh hưởng bởi bất cứ thứ gì bên ngoài. 

Bạn có thể đối thoại với bản thân, cân nhắc về hai loại suy nghĩ: đã được định hướng hoặc không định hướng. Để tiến hành việc suy nghĩ đã sẵn định hướng, hãy xem xét vấn đề lớn lao mà bạn đang phải đối mặt. Khi ngồi một mình tâm trí bạn có thể nhìn nhận vấn đề mọt cách khách quan hơn và mang lại cho bạn câu trả lời hoàn hảo. 

Để tiến hành việc suy nghĩ không định hướng, hãy để cho tâm trí của bạn tự chọn xem nó muốn nghĩ đến việc gì. Trong nhưng giây phút một mình thế này, tiềm thức sẽ tự động xuất hiện trong “ngân hàng trí nhớ”, và bổ sung suy nghĩ cho tâm trí của bạn. Suy nghĩ không định hướng rất hiệu quả trong việc tự đánh giá bản thân. Nó giúp bạn tiếp xúc với nhưng vấn đề rất cơ bản như “Làm thế nào để tôi làm việc tốt hơn? Tôi nên làm gì tiếp theo?”. 

Hãy nhớ, nhiệm vụ chính của một lãnh đạo là suy nghĩ. Sự chuẩn bị tốt nhất cho vị lãnh đạo chính là suy nghĩ. Hãy dành một chút thời gian ngồi một mình mỗi ngày và hướng mình đến thành công. 

TÓM TẮT 

Để trở thành một người lãnh đạo tốt hơn, hãy áp dụng bốn nguyên tắc sau đây: 

1. Hãy trao đổi suy nghĩ, quan điểm với người bạn muốn gây ảnh hưởng. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để khiến làm theo điều bạn muốn, nếu bạn nhìn nhận mọi thứ dưới con mắt của họ. Hãy tự hỏi bản thân trước khi tiến hànhbất cứ việc gì: “Tôi sẽ nghĩ việc này như thế nào nếu tôi là người đó?”. 

2. Áp dụng nguyên tắc “rộng lượng” khi đối xử với mọi người. Hãy hỏi: “Đâu là cách rộng lượng nhất để xử lý việc này?”. Trong bất cứ việc gì bạn làm, hãy luôn thể hiện rằng bạn coi trọng con người trên hết. Hãy đối xử với mọi người theo cách bạn muốn người khác đối xử. Bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. 

3. Hãy nghĩ tới việc tiến bộ, tin tưởng và sự tiến bộ và hướng đến tiến bộ. Hãy nghĩ đến sự cải thiện, theo những tiêu chuẩn cao trong bất cứ việc gì bạn làm. Hãy tiến hành cuộc cách mạng bản thân sau đây: “dù trong gia đình, trong công việc hay trong xã hội, tôi luôn ủng hộ sự tiến bộ”. 

4. Hãy dành thời gian hỏi ý kiến của chính mình và phát huy khả năng suy nghĩ cao độ của bạn. Việc ngồi một mình suy nghĩ sẽ mang lại một kết quả xứng đáng. Hãy sử dụng phương pháp này để tìm ra những cách giải quyết cho các vấn đề cá nhân hay liên quan đến công việc. Vì vậy, hãy dành thời gian một mình mỗi ngày, chỉ để suy nghĩ. Hãy dùng một thủ pháp trong cách suy nghĩ mà những nhà lãnh đạo vĩ đại đều sử dụng: Tự hỏi chính mình. 

ỨNG DỤNG SỰ KỲ DIỆU CỦA SUY NGHĨ LỚN VÀO NHỮNG TÌNH HUỐNG QUAN TRỌNG NHẤT TRONG CUỘC ĐỜI BẠN 

Dám nghĩ lớn chắc chắn sẽ mang đến những điều kỳ diệu. Nhưng bạn sẽ rất dễ lãng quên điều đó. Khi gặp khó khăn, nếu tầm suy nghĩ của bạn bị bó hẹp, bạn sẽ dễ thất bại hơn. 

Dưới đây, là một số hướng dẫn cơ bản giúp bạn vẫn có thể suy nghĩ lớn khi bạn lệch đường. 

Có thể bạn sẽ cần ghi lại những hướng dẫn này trên tấm thẻ nhỏ để có thể rút rat ham khảo bất cứ lúc nào bạn muốn. 

A. Khi những người nhỏ nhen cố hạ bệ bạ, HÃY SUY NGHĨ LỚN! 

Trong cuộc đời này luôn có những người muốn bạn thất bại, muốn bạn gặp những điều rủi ro hay bị khiển trách. Nhưng họ sẽ không làm bạn bị tổn thương nếu bạn luôn ghi nhớ ba diều sau: 

1. Bạn sẽ chiến thắng khi bạn không thèm chống lại những điều nhỏ nhen đó. Chiến đấu với họ chỉ khiến bạn cũng trở nên nhỏ nhen, tầm thường như họ mà thôi. Hãy luôn thật vững vàng. 

2. Hãy luôn sẵn sàng trước những người lời xỏ xiên, công kích. Hãy luôn thật vững vàng. 

3. Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng những kẻ hay xỏ xiên công kích thực chất là những kẻ rất tầm thường. Hãy rộng lượng và thông cảm với họ. 

B. Khi cảm giác “Tôi-không-đạt-những-điều-cần-có” xâm chiếm bạn, HÃY SUY NGHĨ LỚN! 

Hãy ghi nhớ điều này: nếu bạn nghĩ rằng bạn yếu đuối, bạn sẽ yếu đuối. Nếu bạn nghĩ bạn không xứng đáng, bạn sẽ không xứng đáng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn tầm thường, bạn sẽ là người tầm thường. 

Hãy xóa bỏ ý định hạ thấp bản thân, bằng những “công cụ” dưới đây: 

1. Hãy xem mình quan trọng. Điều đó giúp bạn suy nghĩ lớn lao hơn. Vẻ bên ngoài của bạn như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến những gì bạn cảm thấy bên trong. 

2. Hãy hiểu rõ và tập trung vào những điểm mạnh của bạn. Hãy xây dựngkế hoạch tự quảng-bá-bản-thân và sử dụng nó.Hãy tự xốc lại bản thân. 

3. Hãy nhìn người khác ở góc độ thích hợp, đúng đắn.Họ cũng chỉ là những con người, vậy tại sao bạn lại phải e sợ họ. 

C. Khi không thể tránh được cuộc tranh cãi hoặc đấu khẩu, HÃY SUY NGHĨ LỚN! 

Hạn chế những cuộc cãi nhau hoặc đấu khẩu bằng cách: 

1. Hãy tự hỏi bản thân: “Thật sự điều này có quan trọng tới mức phải cãi nhau không?”. 

2. Hãy tự nhắc nhở: bạn sẽ đạt được gì từ một cuộc tranh cãi, nhưng chắc chắn bạn sẽ mất một điều lớn từ đó. 

Hãy Suy Nghĩ Lớn để thấy rằng những cuộc cãi vã, những mối thù hận hay những tranh chấp vặt vãnh không bao giờ mang đến thành công cho bạn. 

D. Khi cảm thấy thất bại, HÃY SUY NGHĨ LỚN! 

Bạn không thể đạt được những thành công nếu không trải qua gian khổ và thất bại. Nhưng bạn hoàn toàn có thể sống hết phần đời còn lại mà không gặp bất cứ thất bại nào. Đây là cách mà những-người-suy-nghĩ- lớn ứng xử khi gặp thất bại: 

1. Xem thất bại như một bài học. Hãy rút ra bài học từ đó. Nghiên cứu, sử dụng bài học để giúp bạn hướng về phía trước.Hãy rút ra 1 điều gì đó từ mỗi thất bại 

2. Kết hợp tính kiên trì và sự trải nghiệm. Dừng lại và bắt đầu lại từ đầu,với một mục tiêu mới. 

Hãy Suy Nghĩ Đủ Lớn để thấy rằng thất bại chỉ là một trạng thái tinh thần mà thôi, không hơn không kém. 

E. Khi tình yêu không còn lãng mạn như trước nữa, HÃY SUY NGHĨ LỚN! 

Những suy nghĩ tiêu cực, nhỏ nhen kiểu như: “Cô-ấy (Anh-ấy) khôngcông-bằng-với-tôi-vì-thế-tôi-sẽ-trả-đũa” sẽ giết chết sự lãng mạn và hủy hoại tình yêu. Khi mọi việc không được như ý: 

1. Hãy tập trung vào những phẩm chất tốt nhất ở người bạn yêu. Hãy đặt những điều bạn chưa hài lòng về người ấy xuống hàng thứ hai. 

2. Làm một điều gì đó thật đặc biệt cho người yêu hay người bạn đời của bạn và hãy thường xuyên thực hiện điều đó. 

Hãy Suy Nghĩ Đủ Lớn để tìm ra bí mật của cuộc sống vợ chồng hạnh phúc. 

F. Khi bạn cảm thấy sự thăng tiến trong công việc đang giảm sút, HÃY SUY NGHĨ LỚN! 

Dù bạn làm gì,nghề nghiệp của bạn là gì thì vị trí cao hơn, thu nhập cao hơn sẽ chỉ có thể đạt được từ một điều:tăng chất lượng và số lượng công việc của bạn. 

Hãy nghĩ: “mình có thể làm tốt hơn”. Những thứ tốt nhất không phải không đạt được. Bao giờ bạn cũng có thể làm mọi việc tốt hơn. Chẳng có gì trên thế giới này tốt sẵn cho bạn. khi bạn tin rằng “Mình có thể làm mọi việc tốt hơn”,phương pháp thực hiện sẽ xuất hiện sau đó.Suy nghĩ “Mình có thể làm tốt hơn” sẽ khởi động sức mạnh sáng tạo của bạn.

Hãy Suy Nghĩ Lớn để thấy rằng nếu bạn biết phục vụ trước, tiền bạc sẽ tự động đến sau. Như lời của triết gia Publilius syrus. 

Người khôn ngoan là chủ nhân của trí tuệ; 

Còn kẻ ngu dốt mãi mãi là nô lệ của nó.

Theo nội dung của cuốn sách Dám Nghĩ Lớn của tác giả David J. Schwartz. Ph.D
DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !