GTHN - Dưới đây là một nguyên tắc cơ bản để đạt được thành công. Hãy khắc sâu
vào tâm trí bạn rằng thành công của bạn phụ thuộc vào sự ủng hộ và giúp đỡ
của những người xung quanh.
Hãy xem xét một ví dụ sau: một vị giám đốc cần phải có các nhân viên để
thực hiện mệnh lệnh của ông ấy. Nếu công việc không chạy, chủ tịch hội
đồng quản trị sẽ cách chức giám đốc, chứ không phải là nhân viên của ông
ấy. Một người bán hàng cần khách hàng đến mua. Nếu họ không mua, anh ta
thất bại. Cũng như vậy, trưởng khoa của trường đại học cần sự cộng tác của
các giáo sư để tiến hành chương trình giảng dậy của mình; một chính trị gia
cần cử tri bỏ phiếu cho mình; một nhà văn cần độc giả sẵn sàng bỏ tiền ra
mua tác phẩm mới của mình. Một người quản lý cả dãy của hàng chỉ có thể
làm tốt công việc nếu công nhân dưới quyền chấp nhận sự lãnh đạo của anh
ta, và khách hàng chấp nhận chương trình bán hàng của anh ta.
Trong lịch sử, từng có một số kể chiếm đoạt quyền lực thông qua chiến
tranh, bạo lực và họ duy trì quyền hành bằng bạo lực. Nhưng thời nay, hãy
nhớ rằng mọi người hoặc sẽ giúp đỡ bạn hết mình, hoặc không hỗ trợ bạn gì
cả (bạn không thể ép buộc họ).
Đã đến lúc đặt ra câu hỏi: “Tôi thừa nhận cần có sự tương thuộc với người
khác để có được thành công, nhưng tôi phải làm gì để khiến họ ủng hộ và
chấp thuận sự lãnh đạo của tôi?”
Câu trả lời chỉ gói gọn trong một cụm từ: hãy nghĩ đúng về mọi người.
Nghĩ đúng đắn về người khác, rồi họ sẽ yêu mến và giúp đỡ bạn. Chương này
sẽ giải thích tại sao lại như vậy.
Mỗi ngày, trên thế giới, cảnh tượng sau đây được lặp đi lặp lại hàng ngàn
lần:
Một nhóm người hay một hội đồng đang họp với mục đích là xem xét, để
cử ai là người được thăng tiến, được giao một nhiệm vụ mới, được tham gia
vào câu lạc bộ hay được vinh danh, hay bầu ra vị chủ tịch mới của công ty,
một vị giám sát mới hay một nhà quản lý bán hàng mới. Một cái tên, F. chẳng
hạn, được xướng lên. Vị chủ tịch hỏi: “Mọi người nghĩ sao về anh F.?”.
Hàng loạt nhận xét được nêu ra. Vài người sẽ nhận xét tốt như: “Anh ta
khá đấy. Mọi người ở đó nói rất tốt về anh ta. Anh ta cũng có nền tảng kỹ
thuật tốt nữa.”, hoặc “ F. hả? Ồ! Anh ta là một người khéo léo đấy, rất để tâm
đến mọi người. Tôi nghĩ anh ta phù hợp với nhiệm vụ mới”.
Nhưng vài người khác lại nhận xét rất tiêu cực, thiếu thiện cảm như: “Tôi
nghĩ chúng ta phải xem xét kỹ trường hợp này. Anh ta có vẻ không hòa hợp
lắm với mọi người”, hoặc “Tôi biết anh ta có nền tảng kỹ thuật và trình độ
học vấn cao, tôi không băn khoăn về năng lực của anh ta, nhưng tôi lo lắng
về sự ủng hộ từ phía nhân viên, vì dường như anh ta không được tôn trọng”.
Sau đây là một kết luận khác thường mà chúng tôi ghi nhận được: có đến
9 trong 10 trường hợp, yếu tố “được yêu mến” được nhắc đến đầu tiên. Ở vài
trường hợp đặc biệt khác, yếu tố “được yêu mến” cũng được đánh giá cao
hơn hẳn yếu tố về khả năng, trình độ.
Thực sự được ghi nhận nói trên hoàn toàn đúng cả trong việc chọn giảng
viên cho vị trí giáo sư của trường đại học. Tôi đã từng tham gia vào nhiều
buổi họp để chọn ra một giảng viên cho khoa. Khi một cái tên được đưa ra,
điều mà hội đồng cân nhắc kỹ lưỡng nhất là: “Liệu sinh viên có yêu mến anhta không?”, hoặc “Liệu anh ta có thể hòa đồng với các nhân viên khác
không?”
Điều đó là không công bằng? Không có tính chất kinh viện? Không phải.
Nếu một người không được yêu mến, thật khó để anh ta làm việc với sinh
viên đạt hiểu quả tối ưu.
Hãy ghi nhớ điều này: Không phải một người được kéo lên vị trí cao hơn,
mà anh ta được nâng lên. Trong thời đại ngày nay, không ai có thời gian và
lòng kiên nhẫn để kéo ai đó lên từng bước trên nấc thang sự nghiệp. một cá
nhân được chọn bởi kết quả, thành tích làm việc của anh ta, khiến cho anh ta
vượt trội hơn hẳn so với mọi người.
Chúng ta nâng lên vị trí cao hơn là nhờ vào những người biết rõ chúng ta
đã từng yêu mến, đối xử tốt với mọi người xung quanh như thế nào. Mỗi ý
kiến của người thân quen sẽ nâng bạn cao lên một chút. Được-yêu-mến giúp
bạn dễ dàng được nâng lên hơn.
Những người thành công thậm trí còn lên hẳn kế hoạch để thân thiện với
mọi người. Còn bạn thì sao? Bạn sẽ nhạc nhiên khi biết có rất nhiều người
thành đạt từng lên kế hoạch cụ thể, rõ rang được viết cẩn thận trong mục tiêu
tạo sự thân thiện, yêu mến mọi người. Hãy cùng xem xét trường hợp của tổng
thống Lyndon Johnson. Rất lâu trước khi trở thành Tổng thống, Lyndon –
trong quá trình rèn luyện khả năng thuyết phục đáng kinh ngạc của mình-đã
đưa ra “công thức” gồm 10 nguyên tắc tạo nên thành công. Các nguyên tắc ấy
không hề cao siêu, ngay một người quan sát hững hờ nhất cũng có thể nhận
biết, đã được ông áp dụng trong từng hành động của mình:
1. Hãy học cách nhớ tên mọi người. Nếu bạn thực hiện không hiệu quả
việc này, điều đó chứng tỏ
bạn không quan tâm đến họ.
2. Hãy là một người thật thoải mái, nhờ vậy bạn sẽ không bị căng thẳng.
Hãy là một người không phải lo lắng gì cả.
3. Tự dành cho mình thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thực sự để mọi việc
không làm bạn phải rối trí.
4. Không tự cao tự đại. Hãy cẩn thận tránh xa những ấn tượng mà bạn biết
rõ chẳng tốt đẹp gì.
5. Tự trau dồi bản thân để mọi người thấy rằng hợp tác với bạn là điều
dáng làm.
6. Xóa bỏ những “hạt sạn” trong tính cách của mình, đôi khi có những
điều mà bạn chưa kịp nhận biết.
7. Bằng sự trung thực, hãy chân thành hàn gắn mọi hiểu lầm mà bạn đã
hoặc đang gặp phải. hãy xóa bỏ hoàn toàn mọi lời kêu ca, than phiền.
8. Học cách yêu mến mọi người cho đến khi bạn thật sự yêu quý họ.
9. Đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để nói lời chúc mừng thành công của
người khác, hoặc thể hiện sự đồng cảm với thất vọng, nỗi buồn của họ.
10. Hãy mang lại sức mạnh tinh thần cho mọi người, và mọi người sẽ trả
lại cho bạn sự yêu mến chân thành.
Việc áp dụng 10 nguyên tắc “Yêu mến mọi người” rất đơn giản vô cùng
hiệu quả này đã giúp Tổng thống Johnson tạo được lòng tin và nhận được đa
số phiếu bầu của dân chúng đồng thời nhận được sự ủng hộ nhiều hơn trong
Quốc hội. Nói cách khác, khi áp dụng 10 nguyên tắc, Tổng thống Johnson dễ
dàng có cơ hội thăng tiến hơn.
Những người quan trọng, những người ở vị trí dẫn đầu trong mọi lĩnh vực(nghệ thuật, khoa học hay chính trị) luôn tìm cách hòa đồng và yêu quý mọi
người. Họ luôn cố gắng trở thành người thực sự dễ mến.
Nhưng đừng bao giờ mua bán tình bạn. Tình bạn hoàn toàn không phải là
thứ đem ra đổi chác. Tặng quà là một thói quen tốt nhưng chi thật sự tuyệt
vời nếu món quà đó xuất phát từ sự chân thành và yêu mến đối với người bạn
tặng quà. Nếu không có sự chân thành, món quà đó chẳng khác nào một sự
“trả lễ” hoặc “hối lộ” không hơn không kém.
Năm ngoái, vài ngày trước lễ Giáng sinh, tôi trò chuyện với một giám đốc
công ty xe tải tầm trung trong văn phòng của ông ấy. Lúc chuẩn bị ra về, một
nhân viên giao hàng đem đến một món quà cho giám đốc. Đó là một thức
uống có cồn đến từ một xí nghiệp lắp đặt bánh xe ở địa phương. Ông bạn tôi
tức giận ra mặt, lạnh lùng yêu cầu nhân viên giao trả cho người đã gửi.
Khi người giao hàng đã ra khỏi văn phòng, vị giám đốc nhanh chóng giải
thích với tôi: “Anh đừng hiểu nhầm. Thực ra tôi rất thích tặng và nhận quà ấy
chứ”.
Sau đó ông ấy kể tên một số món quà mà ông nhận được từ những người
bạn làm ăn của mình nhân dịp Giáng sinh.
“Nhưng khi một món quà chỉ nhằm mục đích có được thương vụ làm ăn
với chúng tôi, một món quà hối lộ quá lộ liễu như món quà vừa rồi, tôi không
còn muốn nhận một chút nào. Tôi đã không làm ăn với doanh nghiệp đó từ 3
tháng trước, vì họ không hoàn thành công việc đúng kế hoạch và tôi cũng
không thích các nhân viên của họ.Anh chàng bán hàng của họ cứ gọi điện cho
tôi suốt.
Tuần trước, tôi đã nổi cáu với người bán hàng đó khi hắn đến tận đây, trơ
tráo nói với tôi: “Thực sự chúng tôi rất mong được tiếp tục công tác với quý
công ty. Tôi sẽ yêu cầu ông già Noel khoản đãi hào phóng với ông vào mùaGiáng sinh năm nay”. Tôi biết, nếu tôi không gửi lại món quà họ tặng, lần tới
khi gặp tôi, câu đầu tiên mà anh ta sẽ nói là: “Tôi cá là ông rất thích món
quà”.
Tình bạn không dùng để trao đổi, mua bán. Nếu bạn có ý định mua bán
tình bạn, bạn sẽ thất bại ở ít nhất hai điểm:
1. Bạn sẽ tiêu phí tiền bạc một cách vô ích.
2. Bạn sẽ bị những người xung quanh coi thường.
Hãy luôn chủ động làm quen và xây dựng tình bạn với mọi người- đó là
cách những người thành đạt luôn tuân thủ. Chúng ta dễ dàng tuân theo thói
quen ích kỷ, bằng cách tự nhủ: “Hãy để anh ta bắt đầu trước”, “Cứ để cho họ
gọi cho chúng ta trước”, “Cứ để cô ấy nói trước xem sao”.
Nếu bạn cứ mặc nhiên cho người khác loay hoay xây đắp mối kết giao với
bạn, bạn sẽ không bao giờ có được nhiều bạn hữu.
Sự chủ động tìm hiểu người khác, thực ra, là một đặc điểm của khả năng
lãnh đạo. Nếu sau này bạn được làm việc trong một nhóm lớn, hãy chú ý đến
một điều vô cùng quan trọng: người đóng vai trò quan trọng nhất là người
chủ động nhất trong việc giới thiệu bản thân mình với mọi người.
Thông thường những người quan trọng sẽ luôn tiến về phía bạn, bắt tay và
nói: “Xin chào, tôi là Jack R.”. Hành động này cho thấy ông ấy là một người
quan trọng, vì ông ấy luôn luôn mở rộng mối quan hệ.
Bạn đã bao giờ để ý rằng, hầu hết mọi người đều im lặng khi chờ thang
máy. Trừ khi họ đứng cùng với những người quen, hầu hết mọi người chẳng
bao giờ nói dù chỉ một câu ngắn với người bên cạnh. Một ngày nọ, tôi quyết
định làm một thí nghiệm nhỏ. Hôm đó tôi bắt chuyện với một người lạ cũng
đang chờ thang máy. Tôi quan sát phản ứng của anh ta 25 lần liên tiếp, và cả25 lần liên tiếp đó tôi đều nhận được những phản hồi rất thân thiện và tích
cực.
Ngày nay, việc tự nhiên bắt chuyện với một người lạ có thể bị coi là thiếu
lịch sự, nhưng thực ra hầu hết mọi người đều thích được bắt chuyện. Khi bạn
nói chuyện và khen gợi ai đó, bạn sẽ khiến họ cảm thấy vui hơn. Ngược lai,
điều đó cũng giúp bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn nhiều. Những khi
bạn nói những điều thú vị, tích cực với một người, bạn cũng cảm thấy điều
tương tự đến với mình. Hành động đó cũng giống như bạn làm nóng động cơ
xe hơi trong mùa đông giá lạnh vậy.
Sau đây là 6 cách kết bạn với mọi người, chỉ cần bạn chủ động một chút:
1. Tự giới thiệu với bản thân mình với mọi người bất cứ khi nào có cơ hội
- ở các bữa tiệc, các buổi họp mặt, trên máy bay, tại cơ quan, nói chung là tất
cả mọi nơi.
2. Hãy chắc chắn mọi người nghe rõ họ tên của bạn.
3. hãy chắc chắn rằng bạn phát âm tên người khách đúng theo cách họ
phát âm.
4. Hãy ghi lại tên của mọi người, thật chính xác. Mọi người đều coi trọng
họ tên của mình được phát âm đúng và đánh vần chuẩn. Nếu có thể hãy cả
địa chỉ và số điện thoại của họ.
5. hãy gửi một mẩu giấy nhắn tin hay gọi điện cho những người mới quen
– mà bạn mong muốn kết thân sâu hơn. Điều này rất quan trọng. Hầu hết
những người thành công đều gọi điện hay nhắn tin cho những người bạn
mới của mình.
6. Điều cuối cùng và không kém phần quan trọng, hãy nói những điều thậttích cực trước mặt người lạ. Điều này sẽ giúp bạn thêm phần sôi nổi, hăng
hái.
Nếu bạn áp dụng được cả 6 nguyên tắc trên, tức là bạn đã suy nghĩ đúng
đắn về con người. Trên thực tế, đa phần những người bình thường đều không
nghĩ được như vậy. Một người “bình thường” không bao giờ tự giới thiệu về
mình. Anh ta luôn chờ người khác chủ động làm quen trước.
Hãy chủ động. Hãy hành động như những người thành đạt. Hãy thay đổi
cách giao tiếp với mọi người. Đừng bẽn lẽn hay ngượng ngùng gì cả. Đừng
sợ mình sẽ trở nên kì cục trong mắt mọi người. Hãy tìm hiểu người khác,
chắc chán họ cũng muốn biết rõ về bạn.
Gần đây, tôi cùng một người bạn được yêu cầu xem xét sơ bộ một ứng
viên cho vị trí bán hàng công nghiệp. Chúng tôi nhận ra Ted, ứng viên, có
khả năng phẩm chất tốt. Anh ta đặc biệt thông minh, ngoại hình ưa nhìn và có
vẻ là người có tham vọng.
Nhưng có một điểm khiến tôi phải loại Ted, ít nhất là trong khoảng thời
gian trước mắt. Nhược điểm lớn của Ted chính là: anh ấy đòi hỏi mọi người
khác đều phải hoàn hảo. Ted khó chịu về những điều rất nhỏ nhặt, như lỗi
ngữ pháp, vứt thuốc lá bừa bãi, khiếu phẩm mỹ kém và nhiều điều khác nữa.
Ted rất ngạc nhiên khi nghe chúng tôi nhận xét về nhược điểm đó của anh
ấy. Nhưng Ted khao khát tìm được công việc lương cao, anh ấy hỏi chúng tôi
liệu có cách nào để giúp khắc phục điểm yếu đó hay không.
Chúng tôi đã đưa ra cho anh ấy ba gợi ý:
1. Hãy thừa nhận sự thật rằng không ai hoàn hoản cả. Có một vài người có
vẻ đặc sắc hơn những người khác, nhưng chẳng có ai hoàn toàn tuyệt hảo.
Một đặc điểm con người nhất là ai cũng mắc phải thiếu sót, mọi người ítnhiều cũng có thiếu sót này nọ.
2. Hãy thừa nhận rằng mọi người có quyền được khác với bạn. Đừng bao
giờ áp đặt đối với bất cứ ai về bất cứ điều gì. Đừng bao giờ khó chịu với
người khác chỉ vì họ có thói quen khác bạn, chỉ vì họ thích những bộ quần áo
khác, theo tôn giáo, đảng phái khác và thích loại xe hơi khác. Bạn không cần
phải đồng ý với họ nhưng bạn cũng không được khó chịu về sự khác biệt.
3. Đừng bao giờ trở thành nhà cải tổ tất cả mọi thứ. Hãy thêm suy nghĩ
“hãy sống và hãy tôn trọng sự vật như nó vốn có” vào triết lý sống của bạn.
Hầu hết mọi người đều không thích bị nhận xét “bạn sai rồi!” Bạn có quyền
đưa ra những quan điểm của bạn, nhưng tốt hơn hết hãy giữ nó cho riêng
mình.
Ted đã cố gắng và chú tâm vào làm theo những gợi ý trên. Vài tháng sau,
anh ấy trở nên khác hoàn toàn. Bây giờ anh ấy đã biết chấp nhận mọi người
bằng con người thật của họ. Không có ai hoàn hảo tốt và cũng không có ai
xấu hoàn toàn cả.
Anh ấy cho biết thêm: “Không những thế, những điều trước kia làm tôi
thấy khó chịu bây giờ lại trở nên cực kỳ thích thú. Cuối cùng tôi đã hiểu ra
rằng, mọi người đều giống nhau và hoàn hảo một cách tuyệt đối thì thế giới
này sẽ trở nên buồn tẻ đến mức nào?”
Nếu chúng ta biết điều khiển suy nghĩ của mình và suy nghĩ một cách
đúng đắn, chúng ta có thể khám phá nhiều phẩm chất tốt đẹp để yêu mến và
cảm phục mọi người.
Trí bạn như một trạm truyền phát suy nghĩ. Hệ thống truyền phát này sẽ
chuyển tải các thông điệp thông qua hai kênh có sức mạnh ngang nhau: kênh
L (Lạc quan) và công B (Bi quan).Giả sử hôm nay, cấp trên của bạn gọi bạn
vào văn phòng để đánh giá định kỳ về các công việc mà bạn đã làm. Ông ấy khen gợi những thành quả bạn đạt được, nhưng đồng thời cũng đưa ra những
gợi ý cụ thể để bạn khắc phục vài điển chưa tốt. Buổi tối, theo thường lệ, bạn
thường nhớ lại cuộc đối thoại giữa hai người và nghĩ ngợi.
Nếu bạn bật kênh B, “phát thanh viên” sẽ nói: “Hãy cẩn thận! Sếp của bạn
đang cố gắng làm bạn nản lòng đấy. Ông ấy cũng chỉ là một kẻ thất bại mà
thôi. Bạn chẳng cần đến lời khuyên của ông ấy làm gì. Quỷ tha ma bắt những
lời khuyên vớ vẩn ấy đi. Hãy nhớ lại xem đồng nghiệp H. đã nói gì về ông
ấy? H.đúng. Ông ta đang muốn trấn áp bạn giống như đã làm với H. đấy. Hãy
kháng cự lại. Lần tới nếu ông ta gọi bạn vào văn phòng, hãy đấu tranh. Đừng
do dự hay e ngại điều gì cả. Ngày mai hãy đi thẳng vào văn phòng, hỏi xem
những lời phê bình của ông ta thực ra có dụng ý gì…”.
Nhưng nếu bạn bật sang kênh L, phát thanh viên sẽ nói thế này: “Bạn biết
đấy, Sếp cũng là một đồng nghiệp tốt của bạn. Những gợi ý mà ông ấy đưa ra
có vẻ hợp lý đấy. Nếu áp dụng, có thể bạn sẽ làm tốt hơn và tạo được một số
cơ hội thăng tiến. Ngày mai, bạn sẽ vào văn phòng của ông ấy và nói lời cảm
ơn vì những đóng góp hữu ích, đầy thiện trí. K. đã đúng, ông ấy là một người
đồng ngiệp tốt…”.
Trong trường hợp này, nếu bạn nghe theo kênh B, gần như bạn đã gây ra
một lỗi lầm lớn, thậm chí nghiêm trọng trong quan hệ với cấp trên. Nhưng
nếu bật sang kênh L, bạn hoàn toàn nhận được lời khuyên hữu ích từ cấp trên,
đồng thời cũng giúp củng cố mối quan hệ tốt đẹp hơn với sếp. Cấp trên của
bạn chắc chắn sẽ đánh giá cao thái độ đó. Hãy thử và xem hiệu quả của nó tời
mức nào.
Hãy nhớ, ban càng xem lâu một kênh nào, dù là kênh B hay kênh L, bạn
cũng sẽ trở nên gắn chặt vói nó hơn, rất khó để chuyển sang kênh khác. Điều
này là có thực vì suy nghĩ, bất kể tích cực hay tiêu cực, đều khởi nguồn cho
một chuỗi phản ứng tương tự suy nghĩ ban đầu.
Bạn sở hữu suy nghĩ của mình, vì vậy hãy điều khiển trạm truyền phát suy
nghĩ của mình thật đúng đắn. Mỗi
khi bạn nghĩ về một người khác, hãy tập cho mình bật và lắng nghe kênh
L.
Nếu kênh B chèn vào, hãy dứt khoát cự tuyệt với nó và nhanh chóng
chuyển sang kênh L. Để chuyển kênh, bạn chỉ cần nghĩ về một điều tốt của
người nào đó. Theo đúng phản ứng dây chuyền, suy nghĩ lạc quan này sẽ
mang đến những suy nghĩ lạc quan khác và bạn sẽ cảm thấy vui, phấn chấn.
Khi chỉ có một mình, bạn là người có quyền quyết định xem kênh B hay
kênh L. Nhưng khi bạn nói chuyện với người khác, họ hoàn toàn có cách để
điều khiển những gì bạn nghĩ.
Có hai cách để ngăn chặn một người nào đó chuyển chúng ta từ kênh tích
cực L sang kênh tiêu cực B. Một là, hãy chuyển chủ đề càng nhanh càng tốt
với những câu như: “Xin được ngắt lời anh, John, nhưng thực ra khi đề cập
đến chuyện này, tôi đã có ý hỏi anh về…”. Hai là, hãy tìm một lý do nào đó
như: “Xin lỗi John, tôi muộn mất rồi…”, hay “Tôi phải hoàn thành việc
này… Anh thứ lỗi cho tôi nhé!”.
Hay nghiêm khắc tự hứa với mình rằng bạn kiên quyết không để cho
người khác làm lung lay suy nghĩ của bạn. Hãy luôn giữ bạn ở kênh L.
Một khi bạn nắm được bí quyết suy nghĩ đúng đắn và tích cực, thành công
lớn lao và chắc chắn đang chờ đợi bạn! Tôi sẽ kể bạn nghe câu chuyện của
một nhân viên bán bảo hiểm thành công vượt bậc. Anh ấy chia sẻ với tôi về
những điều tốt đẹp đã thu nhận được khi suy nghĩ đúng đắn về người khác.
Câu chuyện như sau:
“Khi tôi mới bước chân vào lĩnh vực bảo hiểm, tình hình thực sực rất khó khăn, cạnh tranh về cùng gay gắt. Lúc đầu, tôi nhận thấy dường như có bao
nhiêu khách hàng tiềm năng thì cũng có từng ấy nhân nhiên bán bảo hiểm!
Và rồi tôi sớm nhận ra thực tế - mà bất kỳ nhân viên bảo hiểm nào cũng biết:
có 9/10 khách hàng cho biết họ chẳng cần thêm bất cứ hình thức bảo hiểm
nào nữa cả.
Hãy để tôi nói với anh điều này, tôi đang làm việc cực kỳ hiệu quả không
phải vì am hiểu lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Đừng hiểu nhầm nhé, điều đó
đương nhiên là quan trọng, nhưng trên thực tế có nhiều người dù biết rõ về
hợp đồng và các điều khoản hơn tôi nhiều nhưng họ vẫn đang phải vắt chân
lên cổ để tìm từng khách hàng một. Tôi biết một người từng viết hẳn một
cuốn sách về bảo hiểm, nhưng lại không bán nổi hợp đồng bảo hiểm cho một
người chỉ sống được dăm ngày nữa mà thôi.
Thành công của tôi chỉ dựa trên duy nhất một điều mà thôi. Tôi yêu thích,
thực sự yêu thích các khách hàng mà tôi đang giao dịch. Hãy để tôi nhắc lại
lần nữa. Tôi thực sự yêu mến họ. Vài người bạn của tôi cũng là nhân viên bán
bảo hiểm đã cố gắng giả vờ chiều chuộng khách hàng, nhưng không hiệu quả.
Thậm chí bạn chẳng lừa nổi một con lừa, khi bạn cố tình giả vờ. Từng cử chỉ,
ánh mắt, gương mặt, tất cả đều lộ rõ sự giả tạo.
Bây giờ, mỗi khi tiến hành thu thập thông tin về một khách hàng tiềm
năng, tôi cũng làm như mọi nhân viên bảo hiểm khác vẫn làm. Tôi tìm hiểu
về tuổi tác, nơi làm việc, mức lương, con cái… Nhưng tôi còn thu thập thêm
vài thứ nữa, mà hầu hết các nhân viên khác không chịu tìm kiếm, đó là tìm ra
vài lý do hợp lý để cảm mến khách hàng tiềm năng ấy. Có thể đó là tính chất
đặc biệt của công việc mà anh ta đang làm, hoặc những điều nào đó khác nữa
mà tôi có thể tìm thấy trong thông tin về cá nhân khách hàng. Chắc chắn tôi
sẽ tìm được lý do thú vị để quý mến anh ta.
Sau đó, bất cứ khi nào tôi tập trung suy nghĩ, tôi sẽ nhớ lại những lý do
khiến tôi yêu mến anh ta. Tôi dựng lên trong đầu một hình ảnh đáng mến củavị khách hàng đó, trước khi tôi nói bất cứ lời nào với anh ta bề bảo hiểm. Thủ
thuật nhỏ này đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Vì tôi thực sự cảm mến anh ta,
nên sớm muộn gì anh ta cũng quý mến tôi thôi. Cứ như thế, không bao lâu
sau, tôi không còn là nhân viên thuyết phục khách hàng nữa, mà tôi đã ở cùng
phía với anh ta, chúng tôi đã cùng bàn bạc về mua bảo hiểm sắp tới. Anh ta
tin tưởng vào sự đánh giá của tôi, vì tôi đã là bạn của anh.
Có thể vào lúc này, mọi người không chấp nhận quan điểm của tôi, nhưng
tôi tin chắc một khi tôi quý mến ai đó, người ấy sẽ sớm quay lại tìm tôi, và
chúng tôi có thể bàn bạc việc kinh doanh.
Mới tuần trước, tôi tìm gặp một khách hàng khá khó tính. Đó là lần thứ ba
tôi đến tìm. Ông ta gặp tôi ở cửa, trong khi tôi chưa kịp cất tiếng chào, ông đã
vội mắng tôi không ngớt lời. Thậm chí ông nói không kịp thở, gấp gáp, và kết
thúc bang một câu ‘đừng bao giờ đến đây nữa’.
Sau khi nghe những lời như tát nước vào mặt, tôi chỉ đứng đó, nhìn thẳng
vào mắt ông ta trong năm giây, rồi nói thật nhẹ nhàng, chân tình, vì tôi thực
sự muốn chia sẻ tình cảm với ông: ‘Nhưng, thưa ông S, tối nay tôi đến đây
với tư cách là một người bạn mà thôi’.
Bạn biết không, ngay hôm qua, ông ấy đã chấp nhận gợi ý của tôi để mua
bảo hiểm tài sản trị giá 250.000 đô la đấy.”
Sol Polk được xem là “vua hàng gia dụng” của Chicago. Bắt đầu với hai
bàn tay trắng, nhưng hiện nay mỗi năm Sol Polk đạt hàng triệu đô la doanh
thu tại vùng trung tâm Chicago. Sol Polk cho biết thành công của ông có
được ngày hôm nay là nhờ ông luôn có thái độ đúng đắn với khách hàng của
mình. Ông nói: “ Mọi khách hàng đều được chúng tôi đối xử như những vị
khách quý đến chơi nhà chúng tôi vậy”.
Đó chẳng phỉa là cách suy nghĩ đúng đắn về con người hay sao? Đó chẳngphải là một nguyên tắc đơn giản để đạt được thành công hay sao? Hãy cư xử
với khách hàng như những vị khách đến chơi nhà bạn vậy.
Hãy áp dụng bí quyết này đối với cả nhân viên cả bạn. Họ cũng cần được
đối xử như những vị khách đến thăm nhà bạn. Hãy áp dụng chế độ đãi ngộ tốt
nhất đối với nhân viên của mình và bạn sẽ nhận được sự hợp tác mạnh mẽ,
chân thành nhất từ họ, dẫn đến năng suất làm việc cao nhât. Hãy nghĩ tốt về
mọi người xung quanh ban, bạn sẽ nhận lại những thành quả to lớn nhất,
tuyệt vời nhất.
Một trong những người đầu tiên xem qua bản thảo cuốn sách này là một
người bạn thân của tôi. Anh ấy có một công ty tư vấn quản trị doanh nghiệp.
Sauk hi đọc câu chuyện trên, anh ấy nhận xét: “Đó là kết quả tốt đẹp mà ta sẽ
nhận đượctừ việc quý mến và tôn trọng người khác.Tôi xin kể thêm với anh
câu chuyện của môt người quen để giúp anh thấy rõ them mọi việc sẽ tồi tệ
đến mức nào nếu không yêu mến, tôn trọng mọi người”. Câu chuyện được kể
lại như sau: “Công ty của tôi giành được một hợp đồng dịch vụ tư vấn cho
doanh nghiệp đóng chai đồ uống quy mô nhỏ. Hợp đồng có giá trị khá lớn. Vị
giám đốc đớ hầu như không có chút kiến thức nền tảng nào. Công việc kinh
doanh của họ đang gặp rắc rối, vài năm gần đây ông ta đưa ra vài quyết định
sai lầm làm tiêu tốn tiền bạc của công ty. Ba ngày sau khi ký hợp đồng, tôi và
một đồng nghiệp lái xe đến nhà máy của ông ta. Chỗ đó cách văn phòng
chúng tôi khoảng 45 phút lái xe. Ngày hôm đó, không rõ bắt đầu từ lúc nào,
chúng tôi quay xe sang tán gẫu về những điểm xấu của vị khách này. Thay vì
cùng nhau bàn bạc về cách tiếp cận để giải quyết vấn đề của công ty đóng
chai, chúng tôi lại bình phẩm lan man về sự ngờ nghệch của ông ấy khiến cho
công ty rơi vào tình trạng tồi tệ hiện nay. Tôi còn nhớ rõ, tôi đã nêu ra một
nhận xét mà tôi tự cho là mình phải rất thông minh mới nghĩ ra được-‘Điều
duy nhất giúp ông ấy vẫn đứng vững là nhờ trọng lượng của ông ấy’. Đồng
nghiệp của tôi phá lên cười và đưa ra một nhận xét tiếp theo, cũng hay ho
không kém: “Và cậu con trai của ông ta nữa chứ, năm nay đã 35 tuổi, vậy màtài năng duy nhất anh ta có được là biết nói…tiếng Anh!” Trong suốt thời
gian lái xe, chúng tôi chẳng nói gì khác ngoài câu chuyện vị khách hàng của
chúng tôi ngờ nghệch và kém cỏi đến mức nào. Cuộc bàn luận vào trưa hôm
đó trở lên nhạt nhẽo. Nghĩ lai, tôi đoán không chừng ông khách đó cũng phần
nào hiểu được suy nghĩ, cảm giác của chúng tôi về ông ấy. Chắc chắn ông ấy
đã nghĩ: “Những người này nghĩ mình ngu ngốc hay sao ấy, tất cả những gì
họ làm để moi tiền của mình chỉ là một cuộc nói chuyện nghe có vẻ suôn sẻ
mà thôi”.
Hai ngày sau, tôi nhận được một lá thư chỉ có hai câu từ vị khách hàng đó.
Trong thư ông viết: “Tôi đã quyết định hủy bỏ hợp đồng dịch vụ tư vấn giứa
chúng ta. Nếu chúng tôi phải trả bất cứ khoản nào, xin quý công ty gửi hóa
đơn đến cho chúng tôi!” Do tự nhồi vào đầu mình những suy nghĩ tiêu cực
nên chỉ trong vòng 40 phút, chúng tôi đã mất đi một hợp đồng lớn. Đau hơn
nữa, vài tháng sau, chúng tôi biết tin vị khách hàng đó đã ký hợp đồng với
công ty có danh tiếng khiêm tốn hơn để có được sự tư vấn chuyên nghiệp mà
ông ấy cần. Chúng tôi đã không mất hợp đồng lớn đó nếu biết tập trung vào
những điểm tốt đẹp ở khách hàng. Quả thực ông ấy có những phẩm chất tốt
đẹp. Vâng, hầu hết mọi người đều có những phẩm chất tốt đẹp của riêng họ.”
Hy vọng rằng bạn vừa thư giãn với câu chuyện này, vừa có thể học được
một nguyên tắc cơ bản để thành công. Hãy lắng nghe mọi người càng nhiều
càng tốt.
Hàng trăm kinh nghiệm cá nhân nho nhỏ của tôi đã cho thấy rõ điều này:
người càng nói nhiều và người thành công nhất hiếm khi là một. Hầu như
không có ngoại lệ nào cả, người càng thành công thì càng sẵn sàng lắng nghe
người khác. Họ biết cách khuyến khích người khác nói về bản thân, về quan
điểm của họ, về những thành quả họ đạt được, về gia đình, công việc và cả
những rắc rối của họ.
Sự sẵn sàng lắng nghe sẽ:
1. Giúp bạn có thêm nhiều người bạn
2. Giúp bạn hiểu hơn về mọi người
Dưới đây là một ví dụ minh họa.
Một công ty quảng cáo lớn ở New York, đương nhiên, cũng như mọi công
ty quảng cáo khác đều chú trọng việc thuyết phục mọi người nên mua những
sản phẩm mà công ty đang giới thiệu. Nhưng, công ty đó còn làm them một
điều nữa. Họ yêu cầu những người viết quảng cáo dành ra một tuần ngối sau
quầy bán hàng, để có thể lắng nghe suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm.
Việc lắng nghe giúp họ có những dữ liệu cần thiết để viết quảng cáo hay hơn,
hiệu quả hơn.
Rất nhiều công ty xem việc phỏng vấn nhân viên sắp nghỉ việc còn quan
trọng hơn việc phỏng vấn tuyển nhân viên mới. Họ làm điều đó không phải
lúc nào cũng nhằm thuyết phục những nhân viên đó ở lại công ty, mà là để
tìm ra nguyên nhân vì sao họ bỏ việc. Từ đó, công ty có thể cải thiện mối
quan hệ với các nhân viên còn lại. Quả thật, việc lắng nghe thường mang lại
hiệu quả rất lớn.
Đừng trở thành một người ham nói về bản thân. Hãy lắng nghe, lắng nghe
để kết bạn và học hỏi.
Trong mối quan hệ với bất cứ ai, hãy luôn thể hiện sự nhã nhặn và lich sự
cao nhất có thể. Không loại thuốc nào có công dụng giúp bạn thanh thản bằng
những việc làm nho nhỏ dành cho mọi người. Suy nghĩ đúng đắn về mọi
người sẽ giúp bạn thoát khỏi căng thẳng, mệt mỏi và buồn chán. Thực ra, bạn
gặp căng thẳng là do bạn suy nghĩ tiêu cực về người khác. Vì thế hãy nghĩ lạc
quan, đúng đắn và bạn sẽ thấy cả thế giới này tuyệt vời thế nào.
Khi mọi chuyện diễn ra không đúng như mong đợi, lúc ấy bạn thực sự cầnđến trải nghiệm “suy nghĩ đúng đắn về mọi người”. Bạn nghĩ thế nào khi bạn
không được thăng chức? khi bạn không giành được chức vụ nào trong câu lạc
bộ? khi bạn bị phê bình về công việc đang làm? Hãy nhớ điều này: Suy nghĩ
của bạn ra sao khi gặp thất bại sẽ quyết định bao lâu nữa bạn mới thành công.
Benjamin Fairless, một trong những nhà quản lý xuất sắc nhất của Hoa
Kỳ, đã đưa ra câu trả lời xác đáng về việc này trong một phát biểu trên tạp chí
Life tháng 10 năm 1956: “Mọi chuyện đều tùy thuộc vào việc bạn nhìn nhận
mọi việc như thế nào. Ví dụ, tôi chưa bao giờ tỏ ra khó chịu đối với các giáo
viên thời còn đi học. Đương nhiên tôi chưa từng bị kỷ luật như mọi học sinh
bình thường khác, nhưng tôi luôn nhận ra đó là lỗi của mình, không thể
không bị kỷ luật. Tôi cũng yêu quý những ông chủ mà tôi từng làm việc cho
họ. Tôi luôn cố gắng làm họ vui lòng, và luôn cố gắng làm việc nhiều hơn so
với kỳ vọng của họ, không bao giờ tôi làm ít hơn.
Tôi cũng từng thất vọng khi muốn được thăng chức nhưng người khác lại
đoạt mất vị trí đó. Nhưng tôi không bao giờ cho rằng mình là nạn nhân của
“sự cạnh tranh trong công việc”, hoặc do định kiến không tốt từ ông chủ.
Thay vì giận dữ hay bực tức bỏ đi,tôi tìm ra nguyên nhân. Rõ ràng, đồng
nghiệp kia xứng đáng được thăng chức hơn tôi. Tôi sẽ làm gì để mình xứng
đáng với cơ hội lấn sau? Tôi không bực tức vì đã thua, đồng thời cũng không
lãng phí thời gian trách cứ bản thân.”
Mỗi khi công việc không làm được như mong muốn, hãy nhớ đến
Benjamin. Bạn hãy làm hai công việc sau:
1. Tự hỏi: “Mình sẽ làm gì để xứng đáng hơn với cơ hội lần tới?”.
2. Đừng lãng phí thời gian và trí lực trong nỗi buồn phiền. Đừng onas
trách bản thân. Hãy vạch kế hoạch để chiến thắng vào lần sau.
TÓM LẠI, HÃY ÁP DỤNG NHỮNG NGUYÊN TẮC SAU:
1. Tự tạo cho bạn cơ hội thăng tiến dễ dàng hơn. Hãy rèn luyện để trở
thành mẫu người được nhiều người yêu quý. Điều này giúp bạn có được sự
ủng hộ và tiếp thêm năng lượng trên con đường tạo dựng thành công
2. Chủ động làm quen và kết bạn. Hãy giới thiệu bản thân với người khác,
bất cứ lúc nào có thể. Hãy chắc chắn ghi lại chính xác họ tên của những
người bạn ngay lúc đó. Hãy gửi tin nhắn hay gọi điện cho những người quen
mới, nếu bạn muốn hiểu thêm về họ
3. Hãy biết chấp nhận sự khác nhau và điểm yếu của từng người. Đừng ký
vọng sẽ có ai đó hoàn hảo. Hãy nhớ rằng, mỗi con người là một cá thể khác
biệt. độc đáo. Đừng cố thay đổi sự thật đó.
4. Hãy chuyển sang kênh L, kênh thu phát những suy nghĩ lạc quan. Hãy
tìm ra những điểm tốt để yêu quý và cảm phục người khác, chứ không phải là
những điểm nào đó để ghanh ghét họ. Đừng lung lạc suy nghĩ của bạn bởi
những định kiến về người khác. Hãy suy nghĩ thật lạc quan về mọi người, bạn
sẽ nhận lại những kết quả tốt đẹp.
5. Hãy sẵn lòng lắng nghe mọi người. Hãy cư xử như những người thành
đạt. Hãy khuyến khích người khác nói với bạn về quan điểm của họ và thành
quả của họ.
6. Hãy thật nhã nhặn và lịch sự bất cứ lúc nào có thể. Điều đó khiến người
khác thấy dễ chịu hơn. Và bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
7. Đừng đổ lỗi cho người khác nếu bạn gặp phải một thất bại. Hãy nhớ
rằng: cách bạn suy nghĩ khi gặp thất bại sẽ quyết định khi nào bạn thành
công.