GTHN - Bạn có thể đọc suy nghĩ của người khác không? Thật ra, việc đọc suy nghĩ
của người khác đơn giản hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Có thể bạn chưa nghĩ
tới điều đó, nhưng bạn vẫn đọc được suy nghĩ của người khác mỗi ngày và
ngược lại, họ cũng đọc được nhiều suy nghĩ của bạn.
Chúng ta làm việc đó như thế nào? Chúng ta đọc được suy nghĩ của mọi
người xung quanh thông qua thái độ của họ.
Bạn không cần đến ngôn từ để nói “Tôi thích bạn”, “Tôi khinh anh”, hay
“Tôi nghĩ bạn là người quan trọng” “Tôi đang ghen tỵ với anh”. Bạn cũng
không phải sử dụng ngôn ngữ để nói “Tôi thật sự yêu thích công việc của
mình”, “Tôi đang cảm thấy chánn ngấy”, hay “Tôi thấy đói”. Con người có
những cách nói mà không cần dùng đến âm thanh.
Suy nghĩ của mỗi người thường biểu hiện qua hành động, và thái độ là
tấm gương phản chiếu tâm trí, thể hiện suy nghĩ của mỗi chúng ta.
Bạn cũng có thể đọc được suy nghĩ của bất cứ người nào xung quanh. Bạn
có thể đoán ra cảm giác, thái độ của anh ta đối với công việc bằng cách quan
sát nét mặt, giọng nói, cử chỉ biểu đạt tình cảm và cung cách hành xử của anh
ta. Bạn cũng có thể đọc suy nghĩ của cách nhân viên kinh doanh, sinh viên,
những ông chồng bà vợ. bạn không chỉ có thể, mà đúng ra, bạn đang làm việc
đó.
Những diễn viên ngôi sao – với vô số lời mời đóng phim mỗi năm – vềmột khía cạnh nào đó, họ không hoàn toàn là diễn viên. Họ không chỉ đơn
thuần đảm nhiệm vai diễn. Thay vào đó, họ quên đi con người thật của mình
để nghĩ và cảm nhận giống như nhân vật mà họ nhập vai. Họ thật sự cần phải
như vậy, nếu không, vai diễn của họ sẽ rất giả tạo và họ sẽ không còn được
yêu thích nữa.
Thái độ không chỉ thể hiện qua cử chỉ, hành đông. Thái độ còn thể hiện
qua cả ngữ điệu của giọng nói. Khi cô thư ký cất giọng: “Xin chào, đây là
văn phòng của…”, cô ấy không chỉ giới thiệu về nơi chốn, thông qua ngữ
điệu, cô ấy còn nói rằng: “Tôi quý ông. Tôi rất vui vì ông đã gọi. Ông thực sự
là người quan trọng với chúng tôi. Tôi yêu thích công việc của mình”.
Nhưng một thư ký khác, cũng chỉ bằng những từ đó, nhưng với một ngữ
điệu khác lại cho bạn hiểu ra: “Anh đang quấy rầy tôi đấy. Giá mà anh đừng
gọi cho tôi có phải tốt hơn không. Tôi chán ngấy cái công việc này, tôi không
thích những ai hay quấy rầy tôi”.
Chúng tôi có thể nhận ra thái độ của người khác thông qua cách diễn đạt,
ngữ điệu của giọng nói. Hãy cùng tìm hiểu vì sao chúng ta làm được như vậy.
Trong lịch sử phát triển hàng triệu năm của nhân loại, việc sáng tạo ra ngôn
ngữ là một phát minh vô cùng độc đáo, mặc dù nó khác xa thứ ngôn ngữ
chúng ta đang dùng hiện nay. Trong chiếc đồng hồ thời gian mênh mông của
lịch sử, sự xuất hiện của ngôn ngữ vẫn còn mới lắm, ví như vừa với sáng nay
thôi. Trong hàng triệu năm trước đó, tất cả con người trao đổi với nhau chỉ là
những tiếng than vãn, rên rỉ, lẩm bẩm, càu nhàu.
Như vậy trong hàng triệu năm, con người giao tiếp với nhau chủ yếu qua
những biểu đạt cửa khuôn mặt, qua cử chỉ và âm thanh chứ không phải bằng
từ ngữ. Đó cũng là cách mà chúng ta biểu lộ thái độ, cảm giác về con người
và sự vật xung quanh. Ngoài những tiếp xúc trực tiếp thì cách duy nhất để
chúng ta giao tiếp với con trẻ là dùng sự chuyển động của cơ thể, những diễn
đạt của khuôn mặt và âm thanh. Và thật lạ lùng là bọn trẻ luôn hiểu đượcnhững biểu hiện đó một cách nhanh chóng.
Giáo sư Erwin H.Schell, một trong những chuyên gia về nghệ thuật lãnh
đạo nổi tiếng ở Mỹ, đã nói: “ Thật ra bên cạnh những điều kiện thuận lợi và
năng lực, còn một yếu tố nữa giúp con người đạt được thành công. Tôi luôn
tin yếu tố liên kết hay chất xúc tác ấy có thể định nghĩa chỉ bằng một từ-thái
độ. Khi chúng ta có thái độ đúng đắn, lúc ấy năng lực sẽ được phát huy tối đa
và chúng ta có thể đạt được những thành công vang dội.
Thái độ thực sự tạo nên điều khác biệt. Những nhân viên kinh doanh, với
thái độ đúng đắn, sẽ dễ dàng vượt mức chỉ tiêu được đề ra; những cô cậu sinh
viên, với thái độ đúng đắn, sẽ luôn đạt được điểm A; thái độ đúng đắn cũng
sẽ mang lại một cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc. Thái độ đúng đắn
giúp bạn giữ mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh, thăng tiến trong sự
nghiệp để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba. Có thể nói, thái độ đúng đắn sẽ
giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực.
Hãy phát triển ba thái độ sau đây. Hãy biến chúng thành kim chỉ nam của
bạn.
1. Phát triển thái độ Tôi đã sẵn sàng.
2. Phát triển thái độ Bạn là người quan trọng.
3. Phát triển thái độ Trước tiên phải biết lắng nghe người khác.
Nào, hãy cũng xem làm cách nào để phát triển được những thái độ đúng
đắn vừa nêu.
Nhiều năm trước đây, khi còn là sinh viên năm hai, tôi đã tham gia vào
lớp học về lịch sử người Mỹ. Tôi còn nhớ rất rõ về lớp học đó, không chỉ vì
những kiến thức cần thiết về lịch sử nước Mỹ mà còn vì, theo một cách khác
thường, tôi đã học được một nguyên tắc cơ bản để mang đến thành côngtrong cuộc sống: để có thể khích lệ người khác, trước tiên bạn phải khích lệ
chính mình.
Lớp học được tổ chức ở một văn phòng dạng hình quạt. Vị giáo sư ở độ
tuổi trung niên tuy rất uyên bác nhưng giảng bài lại vô cùng nhàm chán. Thay
vì truyền tải những kiến thức lịch sử thật sinh động, ông ta chỉ trích dẫn
những sự kiện chết chóc, hết sự kiện này tới sự kiên khác. Không thể hiểu nổi
vì sao ông ta biến một môn học đầy thú vị trở nên buồn tẻ và chán ngắt như
vậy.
Chắc bạn có thể tưởng tượng được những tiết học buồn tẻ của giáo sư nọ
đã tác động đến cách sinh viên của mình ra sao. Chúng tôi kháo chuyện và
ngủ gật nhiều đến mức vị giáo sư đó phải cử hai trợ giảng di dọc theo các dãy
bàn để cắt đứt những cuộc chuyện trò vô tận, và đánh thức những người đang
mơ màng.
Thỉnh thoảng vị giáo sư đó phải ngừng lại, gắt lên giận dữ: “Tôi cảnh cáo
các anh chị. Các anh chị phải chú ý nghe những gì tôi giảng. Các anh chị phải
ngừng nói chuyện ngay. Đó là tất cả những gì anh chị cần làm”. Điều này
đương nhiên cũng có tác dụng đôi chút. Tuy nhiên vị giáo sư đó không biết
có nhiều người trong số sinh viên ngồi dưới là các cựu quân nhân, những
người chỉ mấy tháng trước đó thôi còn đánh đổi cả mạng sống của mình để
làm nên lịch sử oanh liệt nơi đảo xa hay trên không trung.
Tôi ngồi đó, chán nản nhìn lớp học lẽ ra phải rất lý thú lại trở thành một
trò khôi hài như thế nào, trong lòng tự hỏi: “Tại sao các nhân viên lại phớt lờ
những gì vị giáo sư này trình bày nhỉ?”.
Câu trả lời thật đơn giản.
Sinh viên không cảm thấy thích thú với những gì ông ấy nói, vì chính vị
giáo sư đó cũng không thích thú chút nào. Ông ấy cảm thấy môn lịch sử hoàn toàn chắn ngắt. Để khích lệ người khác, làm cho họ trở nên hăng hái thì trước tiên, chính
bản thân bạn phải cảm thấy hăng hái trước.
Trong nhiều năm qua,tôi đã kiểm nghiệm nguyên tắc trên trong vô vàn
tình huống của cuộc sống cũng như công việc. Nó luôn luôn đúng mọi người
thiếu đi sự nhiệt tình thì sẽ không bao giờ khơi gợi được lòng nhiệt tình từ
người khác.Nhưng một người luôn hăng hái thì sẽ truyền được sự hăng hái đó
cho mọi người.
Một nhân viên nhiệt tính sẽ không bao giờ phải lo lắng sẽ gặp những
khách hàng thờ ơ. Một giáo viên nhiệt tình sẽ không bao giờ lo lắng sẽ gặp
những học trò thụ động.Hay một vị thủ tướng nhiệt tình không bao giờ phải
lo lắng sẽ phải đối mặt với một nội các thiếu hợp tác.
Lòng nhiệt tình làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp hơn 1.100%.
Hai năm trước,công nhân viên trong một doanh nghiệp mà tôi biết chỉ
quên góp chưa đến 95$ cho Hội chữ thập đỏ. Còn năm nay, với cùng số
lượng công nhân viên, cùng mức lương như trước, nhưng số tiền mà họ quên
góp đã lên đến 1100$, cao hơn trước đó 1100%. Lý do: Trưởng ban vận động
của 2 năm trước không hăng hái gì trong làm việc của mình
Trưởng ban vận động năm nay hoàn toàn khác. Anh ấy rất nhiệt tình. Anh
ấy kể về những tình huống khi thảm họa xảy ra và Hội chữ thập đỏ đã tổ chức
cứu trợ như thế nào.Anh ấy giúp mọi người hiểu rằng Hội hoạt động dựa trên
sự quyên góp từ mọi tấm lòng.Anh ấy kêu gọi các nhân viên hãy quên góp
với số tiền mà họ sẵn sàng bỏ ra để giúp đỡ người hàng xóm nếu thảm họa
xảy ra.Anh ấy nhấn mạnh: “Hãy làm xem Hội chữ thập đỏ đã làm được
những gì!”.Có một điều bạn cần chú ý là anh trưởng ban đó không hề cầu xin
ai cả. Anh ấy không hề bảo: “Xin mọi người hãy đóng góp XX đô la”.Tất cả những gì anh ấy lên tiếng, đơn giản hết sức, là chỉ cho mọi người hiểu được
tầm quan trọng của Hội chữ thập đỏ.
Lòng nhiệt tình, thật giản dị, là một thái độ. Dưới đây tôi sẽ giải thích vì
sao lại như vậy, với một quy trình gồm ba bước để giúp bạn nâng cao lòng
nhiệt tình.
1.Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào bất cứ việc gì.
Bạn hãy thử làm một bài trắc nghiệm nhỏ sau đây. Hãy nghĩ đến hai thứ
mà bạn ít hoặc chưa quan tâm-có thể là viêc chơi bài, là một loại nhạc cụ hay
một môn thể thao nào đó. Hãy tự hỏi “Mình thật sự hiểu về những thứ đó đến
mức nào?”.Tôi dám đánh cược 1 ăn 100, câu trả lời của bạn là: “Không nhiều
lắm”.
Chính bản thân tôi, trong rất nhiều năm cũng chưa bao giờ quan tâm đến
nghệ thuật đương đại.Trước khi được một người bạn khá am hiểu về bộ môn
này giảng giải, tôi luôn nghĩ một bức tranh chẳng qua chỉ là hàng loạt những
đường nét được chắp vá với nhau. Nhưng sau khi tìm hiểu kỹ càng, tôi nhận
ra đó là một bộ môn nghệ thuật rất thú vị.
Kinh nghiệm đó giúp tôi hiểu được một yếu tố quan trọng nếu muốn xây
dựng lòng nhiệt tình: Để có lòng nhiệt huyết và sự đam mê, hãy tìm hiểu
nhiều hơn về những thứ vốn ít quan tâm tới.
Có thể bạn không thích thú với ong vò vẽ. Nhưng nếu bạn nghiên cứu về
ong vò vẽ, tìm hiểu ích lợi của chúng, mối quan hệ của các loài ong khác,
cách chúng sinh sản hay nơi chúng cư trú trong mùa đông, ắt bạn sẽ nhanh
chóng cảm thấy yêu thích loài côn trùng này.
Để giúp cho học viên hiểu rõ phương châm tìm-hiểu-kỹ-lưỡng có thể phát
triển lòng nhiệt huyết và sự đam mê như thế nào, tôi thường lấy ví dụ về nhàkính trồng hoa. Tôi thân mật hỏi cả nhóm: “Có ai trong các bạn thích sản xuất
và bán nhà kính trồng hoa không?”. Rất tiếc, tôi chưa từng một lần được nghe
câu trả lời “có”. Vì thế, tôi đã kể cho họ biết vài điều về nhà kính: khi mức
sống được nâng lên, con người ngày càng quan tâm đến những nhu cầu cao
cấp; người ta thích mình tự trồng phong lan và cam như thế nào. Nếu hàng
chục ngàn gia đình xây dựng bể bơi riêng thì cũng sẽ có hàng triệu gia đình
có thể xây nhà kính trồng hoa, vì nhà kính đỡ tốn kém hơn rất nhiều so với bể
bơi. Tôi còn cho biết, nếu họ bán được một nhà kính với giá 600 đô la cho
một trong số 50 gia đình, họ có thể tiến đến khả năng mở một cơ sở sản xuất
nhà kính với quy mô 600 triệu đô la, hoặc một cơ sở cung ứng cây và hạt
giống với quy mô 250 triệu đô la.
Kết quả là, nhóm học viên ấy-chỉ mới 10 phút trước mới thờ ơ với việc
kinh doanh nhà kính-đã trở nên thích thú đến mức không muốn chuyển sang
chủ đề mới.
Phương châm tìm hiểu kỹ lưỡng còn tỏ ra hữu ích trong việc giúp bạn
thích nghi với môi trường mới. Vài năm trước, một vài người bạn của tôi
quyết định chuyển từ Detroit đến một thị trấn nhỏ ở niềm trung Florida. Họ
bán nhà, cắt đứt các mối quan hệ công việc, tạm biệt bạn bè và rời đi.
Sáu tuần sau, họ quay lại sống ở Detroit. Lý do của sự trở về không phải
vì công việc mà vì: “Chúng tôi không thể sống ở một thị trấn nhỏ bé như vậy.
Hơn nữa, tất cả tất cả bạn bè của chúng tôi đều sống ở Detroit. Vì vậy chúng
tôi quay trở lại”.
Sau buổi hôm đó, tôi đến gặp và nói chuyện lâu hơn với những người bạn
này và tôi dã hiểu lý do sâu xa vì sao họ lại không thích thành phố Florida
nhỏ bé ấy. Trong thời gian ngắn ở đó, họ chỉ tìm hiểu một cách qua loa về nơi
ở mới: lịch sử của thành phố, những kế hoạch phát triển trong tương lai và
những cư dân tại chỗ. Họ chuyển tới Florida nhưng tâm trí họ vẫn hoàn toàn
ở lại Detroit.
Tôi đã từng nói chuyện với hàng tá giám đốc, kỹ sư hay nhân viên kinh
doanh, những người gặp cùng một vấn đề khi bất đắc dĩ bị công ty thuyên
chuyển đến thành phố khác. “Tôi không thể tưởng tượng được là mình lại bị
chuyển tới Chicago (hay San Francisco,Atlanta, New York, Miami)” là câu
nói tôi được nghe rất nhiêu lần mỗi ngày.
Chỉ có một cách để khơi dậy sự thích thú với một địa điểm mới. Rất dơn
giản, hãy nghiên cứu về cộng đồng nơi bạn chuyể đến. Hãy tìm hiểu những gì
có thể và hòa nhập với mọi người ở đó. Suy nghĩ và cảm nhận như một cư
dân của cộng đồng, ngay từ ngày đầu tiên. Hãy làm như thế, bạn sẽ thấy yêu
thích và dễ dàng hòa nhập với môi trường mới.
Tìm hiểu kỹ lưỡng, bạn sẽ có được sự hăng hái, lòng nhiệt tình. Hãy áp
dụng nguyên tắc này bất cứ khi nào bạn phải làm điều mà bạn không muốn,
hay bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản. Chỉ cần tìm hiểu kỹ lưỡng, bạn sẽ
tự khơi dậy được cho mình niềm đam mê, sự nhiệt tình.
2. Hãy thổi hồn vào bất cứ điều gì bạn làm.
Sự thiếu hăng hái, thiết nhiệt tình thể hiện qua mỗi hành động, lời nói của
bạn. Hãy bắt tay với mọi người thật ấm áp. Hãy bắt tay thật sự. Hãy khiến
cho những cái siết tay thật chặt của bạn nói lên: “Tôi rất vui được biết anh”,
“Tôi rất vui được gặp lại anh”. Nhưng cái bắt tay dè dặt còn tồi tệ hơn việc
không bắt tay. Nó khiến mọi người nghĩ rằng: “Anh chàng này thiếu sức
sống”. Hãy thử tìm một ai đó gặt hái thành công mà lại dè dặt khi bắt tay
người khác. Bạn sẽ phải tìm lâu, rất lâu đấy.
Hãy thổi hồn vào nụ cười của mình. Hãy cười bằng mắt. Không một ai
thích nhìn thấy nụ cười giả tạo, gượng gạo cả. Khi bạn cười, hãy thật sự cười.
Hở vài chiếc răng. Có thể hàm răng của bạn không đẹp, không hấp dẫn nhưng
điều đó không hề quan trọng. Vì khi bạn cười người khác sẽ không chú ý đế nhàm răng của bạn, điều họ nhìn thấy là một người sôi nổi, nồng hậu, nhiệt
tình, khiến họ yêu mến.
Hãy thổi hồn vào lời “cảm ơn” của bạn. Một lời cảm ơn nhạt nhẽo, máy
móc chỉ giống những âm thanh vô nghĩa. Đó chỉ đơn giản là một cách diễn
đạt, chẳng thể hiện được điều gì mà cũng chẳng mang lại bất cứ kết quả gì.
Hãy làm cho câu “cảm ơn” của bạn nghĩa là “vô cùng cảm ơn”.
Hãy khiến những câu chuyện của bạn trở nên sống động. Tiến sĩ James F.
Bender, một chuyên gia diễn thuyết danh tiếng, đã viết: “Câu ‘Chào buổi
sáng!’ của bạn có thật sự hứng khởi không? Những lời ‘chúc mừng’ của bạn
có thực sự thể hiện được thành ý hay không? Những lời hỏi thăm ‘Anh có
khỏe không?’ của bạn có thể hiện được sự quan tâm hay không? Khi bạn thể
hiện chân thành trong lời nói của mình, bạn sẽ thu hút được sự chú ý của
những người khác”.
Mọi người sẽ nghe theo những người thực sự tin vào những gì anh ta nói.
Hãy phát biểu với sức sống tràn đầy của mình. Hãy thổi sinh khí vào bài nói
chuyện của bạn. Dù bạn đang nói chuyện với câu lạc bộ làm vườn, hay với
khách hàng tiềm năng hoặc với con cái, bạn hãy luôn thể hiện sự chân thành
và nhiệt tình trong lời nói của mình. Người ta sẽ ghi nhớ hàng tháng, thậm trí
hàng năm một bài diễn thuyết được trình bày chân thành và đầy nhiệt huyết,
nhưng sẽ chẳng thèm lưu tâm quá một tiếng đồng hồ nếu đó là một bài diễn
thuyết máy móc, nhạt nhẽo.
Khi thổi hồn vào những bài nói của mình làm cho động hẳn lên, chính bạn
cũng tự cảm thấy mình căng tràn sức sống. Hãy thử điều này ngay lập tức,
hãy hét lớn bằng cả sức lực và khí lực: “Hôm nay tôi cảm thấy thật tuyệt!”.
Xem nào phải chăng bạn cảm thấy tốt hơn nhiều so với lúc trước hay sao?
Hãy làm cho bản thân bạn đang sống thực thụ.
Hãy làm cho mọi thứ trở lên sống động. Hãy bảo đảm mọi hành động, lời
nói của bạn đều toát lên: “ Anh chàng này đang thực sự sống”, “Anh ta thực
sự có hảo ý”, “Anh ta đang thành công”.
3. Hãy loan truyền tin tốt.
Chúng ta không ít lần gặp phải một người nào đó xuất hiện đột ngột, anh
ta loan báo: “Tôi đang có một tin tốt lành”. Ngay lập tức, anh chàng đó sẽ thu
hút được mọi sự chú ý của những người đang có mặt. Tin tức tốt lành không
chỉ thu hút được sự chú ý; chúng còn khiến người khác hài lòng. Tin tức tốt
lành sẽ tăng thêm sự hăng hái, nhiệt tình. Tin tức tốt lành thậm chí giúp
chúng ta đón nhận mọi thứ dễ dàng hơn.
Cho dù người ta luôn có xu hướng thích kể lể những chuyện không vui,
bạn cũng đừng vội nghĩ như thế! Không một ai có thêm bạn bè, kiếm thêm
tiền hay đạt được bất cứ điều gì bằng cách nói những điều không hay cả.
Hãy mang đến những tin tức tốt lành cho gia đình bạn. Hãy kể cho họ
nghe những gì tốt lành xảy ra trong ngày. Hãy chỉ nhớ đến những kỷ niệm
vui vẻ, dễ chịu và chôn chặt những điều buồn bực trong lòng. Hãy nói về
những điều tốt đẹp. Sẽ chẳng hay ho gì, nếu bạn cứ kể về những điều chẳng
mấy vui. Điều đó chỉ khiến gia đình bạn thêm lo lắng, căng thẳng mà thôi.
Mỗi ngày hãy mang về ngôi nhà của mình những tia nắng ấm áp.
Bạn có bao giờ để ý, rất ít khi bọn trẻ kêu ca phàn nàn về thời tiết không?
Chúng luôn dễ dàng vượt qua những ngày nóng bức cho đến khi những người
xung quanh than phiền nhiều đến mức chúng bị ảnh hưởng và cảm thấy thời
tiết thật hết sức khó chịu. hãy tạo cho mình một thói quen luôn nói về những
điều tốt lành về thời tiết, cho dù như thế nào đi chăng nữa. Kêu ca về thời tiết
chỉ khiến bạn thêm khó chịu hơn, thậm chí còn lan truyền sự khó chịu đó cho
nhiều người khác nữa.
Hãy truyền cho người khác những cảm giác tuyệt vời mà bạn đang có.
Hãy là một người luôn nói “Tôi-cảm- thấy-tuyệt-vời”. Chỉ cần nói “Tôi cảm
thấy tuyệt vời” bất cứ lúc nào, bạn sẽ thấy tuyệt vời hơn. Tương tự như vậy,
nếu bạn nói với mọi người “Tôi cảm thấy tồi tệ”, bạn sẽ cảm thấy tồi tệ hơn.
Chúng ta cảm nhận ra sao, phụ thuộc phần lớn vào nếp nghĩ đã có sẵn như
thế. Bạn cũng nên nhớ, mọi người bao giờ cũng muốn ở bên cạnh những
người nhiệt tình, hăng hái, đầy sức sống. Việc ở bên cạnh những người hay
than vãn, hầu như chẳng có chút sinh lực, thật chẳng dễ chịu chút nào.
Luôn nói những điều tốt đẹp với đồng nghiệp của bạn. Hãy khuyến khích
và khen ngợi họ mỗi khi có cơ hội. Nói cho họ biết về những điều tích cực
mà công ty đang thực hiện, lắng nghe vấn đề của họ và giúp đỡ họ hết sức
mình. Khích lệ mọi người, đồng thời nhận sự ủng hộ từ phía họ. hãy nhẹ
nhàng động viên, thúc nhục họ hoàn thành nhiệm vụ. Mang lại cho họ niềm
hy vọng. Hãy cho họ hiểu rằng bạn luôn tin tưởng họ, tin vào sự thành công
của họ. Hãy giúp họ giảm bớt những lo lắng, căng thẳng và bất an.
Sau mỗi lần nói lời tạm biệt với một ai đó, hãy tự hỏi: “Liệu người đó có
thực sự cảm thấy thoải mái, sau khi trò chuyện với mình không?”. Phương
pháp rèn luyện này thực sự mang lại hiệu quả. Hãy áp dụng mỗi khi nói
chuyện với nhân viên, đối tác, gia đình, khách hàng và thậm chí cả những
người bạn chỉ vô tình quen nữa.
Tôi có một người bạn là nhân viên kinh doanh. Anh ta luôn mang lại
những tin tức tốt lành cho người khác. Mỗi tháng anh ta đều gọi cho khách
hàng, như một thông lệ, lần nào anh ta cũng khích lệ họ bằng những điều tốt
đẹp.
Chúng ta thường nghĩ, các giám đốc ngân hàng có thói quen cực kỳ kín
đáo, dè dặt, lãnh đạm, chẳng mấy khi sôi nổi, nồng nhiệt. Nhưng điều này
không hề đúng chút nào với một vị giám đốc ngân hàng mà tôi biết. Cách trả
lời điện thoại yêu thích của anh ta là: “Chào buổi sáng, một ngày tuyệt vời.
Liệu tôi có thể giúp gì cho ông được không?”. Một điều dường như không
xảy ra với một nhà quản lý ngân hàng, phải không? Nhiều người bảo vậy,
nhưng hãy để tôi cho bạn biết nhé, vị quản lý ngân hàng mà tôi đang nói đến
là Mills Lane Jr., chủ tịch Ngân hàng Citizens anh Sounthern, ngân hàng lớn
nhất khu vực Đông Nam nước Mỹ.
Lời nói tốt đẹp sẽ đem lại kết quả tuyệt vời. Hãy chia sẻ điều này với mọi
người.
Gần đây, tôi đến thăm một công ty sản xuất chổi trong thành phố. Trên
bàn làm việc của vị chủ tịch công ty, có một câu châm ngôn được đóng
khung cẩn thận: “Hãy nói với tôi một lời nói tốt đẹp, hoặc đừng nói gì hết”.
Tôi hết lời khen gợi ông ấy, và nói câu châm ngôn này thật tuyệt vời để kích
lệ người khác suy nghĩ tích cực, lạc quan.
Ông ấy mỉn cười và quay chiếc khung lại để tôi có thể nhìn thấy một câu
viết: “Hãy nói với họ một lời nói tốt đẹp hoặc đừng nói gì hết”.
Nói những lời nói tốt đẹp sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái hơn. Nói những
điều tốt đẹp cũng sẽ làm cho mọi người xung quanh cảm thấy dễ chịu hơn.
HÃY NUÔI DƯỠNG THÁI ĐỘ
“BẠN-RẤT-QUAN-TRỌNG”
Có một thực tế đáng chú ý: Mỗi con người, dù sống ở những nơi rừng núi
heo hút hay giữa nơi văn minh hiện đại, dù ngờ nghệch hay thông minh, dù
già hay trẻ, họ đều có một khát vọng: được làm người quan trọng.
Hãy nghĩ về điều đó. Mọi người, đúng vậy, tất cả mọi người-hàng xóm
của bạn, bạn thân bạn, vợ bạn, sếp bạn- đều có một mong muốn tự nhiên là
được cảm thấy mình là “một nhân vật quan trọng”. Khát vọng được cảm thấy
mình quan trọng là khoa khát mãnh liệt, sâu kín nhất của con người.
Bất cứ một nhà quảng cáo thành công nào cũng thừa biết con người luôn
khao khát có được uy thế, danh tiếng và sự công nhận từ mọi người. Những
khẩu hiệu quảng cáo nào bán được hàng? Hãy xem: “Dành cho những bà nội
chợ trẻ thông minh”, “Chỉ những người có sở thích đặc biệt mới dùng”, “Bạn
chỉ thích những thứ tốt nhất”, “Hãy khiến những người khác phải ghen tỵ với
bạn”, “Dành cho những quý cô muốn bạn bè nữ giới phải ghen t ỵ và đàn ông
phải trầm trồ, ngường mộ”. Thực chất những khẩu hiệu đó muốn khuyến
khích mọi người: “Hãy mua sản phẩm này, bạn sẽ trở thành một người quan
trọng”.
Hay thỏa mãnh khao khát được trở thành người quan trọng, “khẩu lệnh”
đó sẽ đưa bạn đến thành công. Đó là một công cụ thiết yếu giúp bạn thành
công. Tuy nhiên, (hãy đọc câu này một lần nữa trước khi bạn tiếp tục) chỉ rất
ít người biết sử dụng “khẩu lệnh”, mặc dù sự thể hiện quá thái độ “bạn rất
quan trọng” thực sự mạng lại hiệu quả và chẳng tốn kém gì. Nguyên nhân của
thực tế này tóm tắt như sau:
Theo quan điểm triết học thì tôn giáo, luật pháp và toàn bộ nền văn hóa
của chúng ta đều được xây dựng dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng vào tầm
quan trọng của từng cá nhân.
Khi một đứa bé đi lạc vào rừng, ngã xuống giếng, hay lâm vào bất cứ tình
huống nguy hiểm, khó khăn nào, sẽ không một ai quan tâm liệu đứa bé đó có
xuất thân từ một gia đình “quan trọng”, có uy thế hay không. Họ sẽ cố gắng
hết mình để cứu đứa bé đó, vì bất cứ đứa trẻ nào cũng đều quan trọng.
Giờ hãy xem xét theo quan điểm thực tế. Thật không may, khi áp dụng
những quan điểm triết học vào cuộc sống thường ngày, nhiều người đã quên
mất quan niệm quý báu về sự quan trọng của mỗi cá nhân. Ngày mai khi thức
dậy, bạn hãy quan sát để biết mọi người thể hiện thái độ “Bạn chẳng là ai,
bạn chẳng hề quan trọng, bạn không có ý nghĩa, hoàn toàn chẳng có ý nghĩa
gì” ra sao nhé.
Sự phổ biến của thái độ “bạn chẳng quan trọng gì” là có lý do. Hầu hết
mọi người đều nhìn người khác và nghĩ: “Anh ta không làm gì cho mình
được cả. vì thế anh ta chẳng hề quan trọng”.
Suy nghĩ đó là một sai lầm cơ bản. Những người khác, bất kể địa vị hay
thu nhập của anh ta như thế nào, đều trở nên quan trọng đối với bạn-vì hai lý
do lớn sau đây.
Lý do đầu tiên, mọi người sẽ giúp bạn nhiều hơn, nếu bạn cho thấy họ
quan trọng với bạn như thế nào. Nhiều năm trước, khi tôi còn ở Detroit, hàng
sáng tôi đều đón một tuyến xe buýt quen thuộc để đi làm. Tài xế là một người
khó tính, hay gắt gỏng. Hàng chục có thể hàng trăm lần tôi đã chứng kiến tài
xế nãy sẵn sàng bỏ mặc hành khách khi họ đến muộn chỉ vài giây, mặc cho
họ có vẫy tay, la hét hay cuống cuồng chạy theo xe thế nào chăng nữa.
Nhưng trong mấy tháng liền, tôi chỉ thấy người tài xế này chỉ lịch sự và nhã
nhặn với duy nhất một người. Ông ta sẵn sàng chờ vị hành khách này.
Tại sao vậy? Vì người hành khách đó luôn làm cho người lái xe thấy mình
là người quan trọng, mỗi sáng anh ta đều chào người lái xe với một chân
thành đặc bietj “Chào buổi sáng”. Thỉnh thoảng anh ta lại ngồi gần người lái
xe, đưa ra vài lời nhận xét kiểu như: “Bác thật có trách nhiệm”, “Bác phải có
thần kinh thép mới có thể chạy ngon lành giữa tình trạng giao thông tắc
nghẽn như thế này”, “Bác chạy thật đúng giờ”. Người hành khách đó làm cho
người lái xe thấy mình thật quan trọng, như thể ông ấy đang điều khiển một
chiếc phi cơ chở 180 hành khách vậy. Và người lái xe đáp lại bằng cách dành
một thái độ lịch sự và nhã nhặn đặc biệt cho người hành khách đó.
Làm cho những người “nhỏ bé” cảm thấy quan trọng sẽ rất hữu ích cho
bạn.
Ngày nay, trong hàng ngàn căn phòng trên khắp nước Mỹ, giới thư ký cóthể làm cho giám đốc thắng lợi hoặc thua tùy thuộc vào cách ứng xử của ông
chủ đối với họ. Khi làm cho người khác cảm thấy quan trọng, khi ấy họ sẽ để
tâm đến bạn! Khi họ để tâm, họ sẽ giúp bạn nhiều hơn.
Khách hàng sẽ mua nhiều hành hơn, nhân viên sẽ làm việc tận tụy hơn và
ông chủ sẽ giúp đỡ bạn nhiều hơn-nếu bạn làm cho những người này cảm
thấy họ là người quan trọng.
Những người có tầm suy nghĩ lớn lao luôn coi trọng, nhìn nhận những
điểm tốt nhất nơi mọi người xung quanh.
Vì họ đánh giá người khác là quan trọng, do đó họ sẽ nhận được những gì
tốt nhất từ mọi người xung quanh.
Lý do thứ hai, khi bạn giúp người khác cảm thấy họ quan trọng, bạn cũng
giúp chính bạn cảm thấy mình quan trọng hơn.
Người vận hành thang máy đưa tôi “lên và xuống” hàng tháng trời có vóc
dáng từ đầu đến trên rất đỗi bình thường, chẳng phải người quan trọng chút
nào. Bà ấy khoảng 50 tuổi, trông chẳng mấy cuốn hút, không hề có chút đam
mê hay cảm hứng nào với công việc của mình. Bà ấy hoàn toàn không hề
khao khát được mọi người khác xem mình quan trọng, nằm trong số hàng
triệu người đang sống cuộc sống nhạt nhẽo, trôi theo dòng đời. Thậm chí họ
chưa từng tìm được một lý do nào để tin rằng có một ai đó đang chú ý và
quan tâm tới họ.
Một buổi sáng, không lâu sau khi tôi trở thành một trong những vị khách
“lên và xuống” thường xuyên của bà. Tôi chợt nhận thấy bà đã cắt tóc. Kiểu
tóc mới đó cũng không có gì đặc biệt, do bà tự cắt ở nhà. Nhưng dù sao,
trông bà tươm tất và khác hơn so với mọi ngày.
Vì thế tôi nói với bà: “Bà S (tôi cũng đã biết được tên bà ấy), tôi thực sựthích kiểu tóc mới của bà đấy”. Bà ấy đỏ mặt, bối rối nói “Cảm ơn ông”, suýt
nữa làm lỡ mất điểm dừng thang máy tiếp theo. Bà ấy thực sự cảm kích lời
khen ngợi của tôi.
Sáng hôm sau, thật lạ lùng, khi bước vào thang máy tôi nghe tiếng bà:
“Xin chào [buổi sáng], Tiến sĩ Schwartz”. Trước kia tôi chưa bao giờ nghe bà
ấy gọi tên ai đó dù chỉ một lần. Trong suốt những tháng còn lại làm việc tại
tòa nhà đó, tôi cũng không nghe thấy bà ấy gọi tên bất kỳ ai, trừ tôi. Tôi đã
khiến người phụ nữ vận hành thang máy đó cảm thấy bà quan trọng.
Tôi đã khiến bà cảm thấy mình quan trọng. Và bây giờ, bà đền đáp tôi
bằng cách khiến tôi cảm thấy quan trọng hơn.
Đừng tự lừa dối bản thân. Những người không thực sự tin mình quan
trọng, họ sẽ dễ trở nên tầm thường. Có một điều cốt yếu cần được nhắc đi
nhắc lại nhiều lần: Bạn phải cảm thấy mình quan trọng để đi đến thành công.
Và bạn nên giúp người khác cảm thấy họ quan trọng, bù lại họ sẽ giúp bạn
thấy mình cũng trở nên quan trọng. Hãy thử và kiểm nghiệm điều đó.
Sau đây là cách thực hiện:
1. Hãy thể hiện rằng bạn đánh cao người khác.Mọi người cần được biết
bạn rất coi trọng và cảm kích những gì họ làm cho bạn-đây là nguyên tắc
tuyệt hảo đấy! Đừng bao giờ, nhớ là đừng bao giờ khiến người khác cảm thấy
mọi cố gắng của họ không được ghi nhận. Bạn hãy thể hiện sự đánh giá cao
bằng một nụ cười ấm áp, thân thiện. Một nụ cười khiến mọi người hiểu rằng
bạn đang chú ý và thực sự chân thành với họ.
Hãy cho biết bạn đánh giá cao mọi người, bằng cách giúp họ cảm nhận
bạn đang nhờ cậy họ như thế nào. Một câu nói tha thiết “Jim, tôi không biết
là chúng tôi sẽ làm thế nào nếu thiếu anh” sẽ khiến Jim cảm thấy anh ta trở
nên cần thiết biết bao, và anh ta sẽ sẵn sàng làm việc ngày càng tốt hơn.
Hãy thể hiện bạn đánh giá cao mọi người, bằng những lời khen chân
thành rằng riêng cho họ. Con người luôn có động lực làm việc hơn khi được
khen ngợi, động viên-dù cho 2 hay 20 tuổi, 9 hay 90 tuổi, ai cũng khao khát
được khen ngợi và công nhận. Họ muốn được tin chắc mình đang làm tốt
công việc và trở nên quan trọng. Đừng nghĩ rằng bạn chỉ nên nói lời khen
ngợi khi người khác đạt được thành công vang dội. Hãy khen gợi cả khi
những điều nhỏ bé nhất: về vẻ ngoài, về cách họ giải quyết công việc hàng
ngày, về ý tưởng hay về sự nỗ lực không ngừng của họ. Ngợi khen người
khác bằng những mẩu tin nhắn nho nhỏ chức mừng thành công mà họ đạt
được, gọi một cuộc điện thoại đặc biệt hay đến thăm họ bất ngờ.
Đừng phí thời gian và công sức để phân loại mọi người xung quanh thành
“người rât quan trọng”, “người quan trọng” và “người không quan trọng”.
Đừng phân biệt bất cứ ai. Một người, dù là người thu gom rác hay phó giám
đốc công ty cũng đều quan trọng đối với bạn. Coi thường người khác không
bao giờ khiến bạn được coi trọng hơn.
2. Hãy gọi mọi người bằng tên riêng. Những năm mỗi nhà sản xuất khôn
ngoan bán được nhiều va-li, bút chì, sách Kinh thánh và hàng trăm thứ khác
nhờ họ ghi tên của người mua lên sản phẩm. Mọi người thích được gọi tên
riêng của mình. Điều đó mang lại cho họ một động lực lớn lao.
Có hai điều đặc biệt bạn cần phải ghi nhớ. Thứ nhất, bạn phải phát âm,
đánh vần đúng tên của mọi người. Nếu bạn phát âm, đánh vần tên của ai đó
không chuẩn, anh ta sẽ cho rằng bạn không coi anh ta là người quan trọng.
Thứ hai, Khi nói chuyện với ai đó bạn không thực sự thân thiết, hãy thêm
vào những từ như Cô, Anh, Chị, Ông hay Bà. Một người quản lý thích được
gọi là Ông Jones thay vì chỉ có Jones. Trợ lý cấp dưới của bạn cũng vậy. Bất
cứ ai, ở bất cứ tầng lớp nào cũng vậy. Những danh hiệu nhỏ như vậy khiến họ
cảm thấy mình quan trọng hơn rất nhiều.
3. Đừng gom hết vinh quang vào mình, thay vào đó, hãy đầu tư vào lời
khen dành cho người khác. Gần đây, tôi được mời đến dự một hội nghị bán
hàng kéo dài cả ngày. Sau bữa tối, vị phó giám đốc phụ trách khách hàng đã
trao phần thưởng cho hai nhà quản lý khu vực, một nam và một nữ, những
người đã cùng nhóm của họ đạt được thành tích tốt nhất trong năm vừa qua.
Sau đó, vị giám đốc mời hai nhà quản lý đó lên nói chuyện 15 phút về cách
làm thế nào mà nhóm của họ đạt được thành tích nổi trội như vậy.
Nhà quản lý thứ nhất giải thích rằng anh ta đã nỗ lực hết mình và chính
anh ta đã thúc đẩy doanh số bán hàng tăng lên. Những câu nói kiểu như “Khi
tôi tiếp quản công việc, tôi đã làm thế này, thế kia”, “Mọi thứ thật lộn xộn
nhưng tôi đã giải quyết được tất cả”, “Điều đó không dễ nhưng tôi đã nhanh
chóng làm chủ được tình hình và không hề bỏ lỡ cơ hội”… Sau này tôi biết
được anh ta chỉ mới nhận nhiệm vụ và tham gia nhóm này được ba tháng.
Trong khi anh ta phát biểu, tôi nhận thấy sự bực bội trên gương mặt của
nhân viên bán hàng cùng nhóm với anh ta. Họ đã bị lờ đi hoàn toàn chỉ vì
vinh quang cá nhân của nhà quản lý đó. Sự nỗ lực làm việc chăm chỉ của họ,
điều thực sự tạo nên thành công cho nhóm, đã bị phủ nhận hoàn toàn.
Đến lượt người quản lý thứ hai đứng lên trình bày. Nào phát biểu của
người phụ nữ này trái ngược hẳn với nhà quản lý khu vực kia. Đầu tiên, cô ấy
giải thích lý do mà nhóm cô ấy đạt được thành tích như vậy là bởi sự cố gắng
hết sức mình của tất cả mọi người. Sau đó, cô mời từng người lên và dành
cho họ những lời khen ngợi chân thành nhất.
Hãy chú ý đến sự khác biệt đó. Vị quản lý đầu tiên đã vơ hết mọi lời khen
ngợi của vị phó giám đốc về phía mình. Làm như vậy, anh ta đã xúc phạm
trực tiếp đến chính những người làm cùng với mình. Mọi người trong nhóm
đó đều cảm thấy thất vọng, chán nản. Còn vị quản lý thứ hai lại chuyển lời
khen cho các nhân viên bán hàng cấp dưới, chính điều này làm cho lời khen
ngợi ấy có tác dụng tích cực hơn. Người quản lý này biết lời khen, cũng nhưtiền bạc, có thể được đầu tư và sinh lãi. Cô ấy thừa biết việc chuyển lời khen
cho nhân viên bán hàng sẽ khiến họ làm việc chăm chỉ hơn trong năm tới.
Hãy nhớ, lời khen chính là sức mạnh. Hãy truyền lại sức mạnh bạn nhận
được từ cấp trên cho cấp dưới của mình. Điều đó sẽ kích thích họ làm việc tốt
hơn. Khi bạn chia sẻ lời khen, cấp dưới sẽ biết rằng bạn thật sự cảm kích
trước những đóng góp của họ.
Dưới đây là bài tập hằng ngày nhằm mang lại hiệu quả bất ngờ cho bạn.
Mỗi ngày, hãy tự hỏi mình: “Hôm nay tôi làm gì để khiến vợ và các con tôi
được hạnh phúc?”.
Câu hỏi dường như quá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả đáng kinh
ngạc. Một tối nọ, trong một chương trình đào tạo bán hàng, tôi đưa ra chủ đề
“Xây dựng không khí gia đình để thành công trong bán hàng”. Để minh họa
cho chủ đề này, tôi đã hỏi các nhân viên bán hàng ở đó (đều là nam và đã lập
gia đình): “Không kể Giáng sinh, kỷ niệm ngày cưới hay sinh nhật, lần cuối
cùng bạn dành cho vợ bạn một món quà bất ngờ là khi nào?”.
Tôi thực sự kinh ngạc khi nghe câu trả lời. Trong 35 người bán hàng đó,
chỉ có một người duy nhất vừa đem niềm vui bất ngờ cho vợ của mình cách
đây một tháng. Nhiều người trả lời là “dường như cách đây ba hoặc sáu tháng
trước”. Và hơn một phần ba nói: “Tôi cũng không nhớ nữa”.
Thử tưởng tượng điều đó xem! Vậy mà vẫn còn không ít người thắc mắc
vì sao những người vợ ở nhà không còn đối đãi với họ như những ông hoàng
nữa!
Tôi muốn các học viên hiểu thấu đáo “sức mạnh” của các món quà được
chuẩn bị chu đáo. Tối hôm sau, tôi sắp xếp để một người bán hoa xuất hiện
ngay trước khi kết thúc buổi học. Tôi nói thẳng thắn với các học viên: “Tôi
muốn các anh hiểu được rằng một món quà nhỏ, bất ngờ sẽ giúp các bạn xâydựng không khí gia đình đầm ấm hơn ra sao. Tôi đã thỏa thuận với người bán
hoa này là mỗi bạn sẽ nhận được một đóa hồng đẹp với giá 50 xu. Nếu bạn
không có 50 xu, hoặc nếu bạn nghĩ vợ bạn không xứng đáng với số tiền đó
(cả lớp cười lớn), tôi sẽ mua tặng cô ấy. Tất cả những gì tôi muốn là các bạn
hãy mang tặng vợ mình đóa hồng đó và tối mai cho tôi biết điều gì đã xảy ra.
Tất nhiên đừng để cho cô vợ biết tại sao bạn lại mua hoa hồng tặng cô
ấy”.
Vào tối hôm sau, tất cả các học viên đều nói rằng món quà nhỏ 50 xu ấy
khiến vợ họ rất hạnh phúc.
Hãy thường xuyên tạo những bất ngờ thú vị cho gia đình bạn. Bạn không
cần phải chuẩn bị thứ gì quá đắt tiền. Sự quan tâm, chu đáo mới là điều quan
trọng. Bất cứ điều gì chứng tỏ tình cảm gia đình là quan trọng nhất trong mắt
bạn đều mang lại hiệu quả.
Hãy làm cho gia đình bạn luôn luôn ủng hộ, sát cánh bên bạn. Hãy dành
cho họ sự quan tâm mà bạn đã chuẩn bị sẵn.
Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, nhiều người dường như không đào
đâu ra thời gian dành cho gia đình. Nhưng nếu chúng ta thực sự quan tâm
chúng ta sẽ tìm được ra thời gian. Vị giám đốc công ty nọ đã truyền cho tôi
một phương pháp, mà theo ông là cực kỳ hiệu quả:
“Công việc hiện nay chất chồng lên tôi cả núi trách nhiệm, tôi không còn
cách nào khác là phải đem công việc về nhà để làm cho xong. Dù vậy tôi vẫn
không hề thờ ơ với gia đình, vì đối với tôi gia đình quan trọng nhất trên đời.
Đó cũng là lý do giúp tôi nỗ lực làm việc đến vậy. Tôi đã vạch ra một kế
hoạch giúp tôi cùng lúc quan tâm đến cả gia đình lẫn công việc. Mỗi buổi tối,
từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30 tôi dành thời gian cho hai đứa con nhỏ: đùa giỡn,
đọc truyện, vẽ tranh hay trả lời mọi câu hỏi-tóm lại tất cả những gì bọn nhóc muốn tôi làm. Sau một giờ chơi với các con, không chỉ bọn nhóc cảm thấy
vui vẻ mà chính tôi cũng cảm thấy khỏe khoắn hơn rất nhiều. Chúng đi ngủ
lúc 8 giờ 30, sau đó tôi ngồi vào bàn làm việc, trong hai giờ đồng hồ.
Lúc 10 giờ 30, tôi kết thúc công việc, dành một tiếng sau đó với vợ mình.
Chúng tôi nói chuyện về lũ trẻ, về những việc cô ấy làm trong ngày, về kế
hoạch tương lai của chúng tôi. Một tiếng đồng hồ không hề bị quấy rầy bởi
bất cứ thứ gì, quả là một cách tuyệt vời để khép lại một ngày. Tôi thường
dành ngày chủ nhật cho gia đình. Tôi thấy rằng việc sắp xếp mọi thứ để dành
sự quan tâm xứng đáng cho gia đình không chỉ tốt cho mọi người, mà còn tốt
cho cả tôi nữa. Nó mang lại cho tôi nguồn năng lực hoàn toàn mới”.
ĐỂ KIẾM ĐƯỢC NHIỀU TIỀN TRƯỚC TIÊN PHẢI BIẾT PHỤC VỤ
Mong muốn kiếm được nhiều tiền và có một cuộc sống khá giả là một
mong muốn rất tự nhiên, rất đáng ao ước.Tiền bạc là sức mạnh giúp gia đình
và bản thân bạn có một cuộc sống xứng đáng. Tiền bạc cũng là sức mạnh
giúp đỡ những người không may mắn. Tiền bạc là một trong những phương
tiện để cuộc sống được trọn vẹn.
Khi bị phê phán vì khuyến khích mọi người theo đuổi việc kiếm tiền, vị
linh mục nổi tiếng, Rusel H. Conwell, tác giả cuốn Những héc-ta đất mỏ kim
cương (Acres of Diamonds) nói rằng: “Tiền bạc giúp in ra những quyển Kinh
thánh, tiền bạc giúp xây dựng nhà thờ, tiền bạc mang đến và trả công cho
những người truyền giáo. Rõ ràng bạn không có tiền thì bạn chẳng mua được
mấy thứ trong số đó”.
Một người đàn ông cho biết mình muốn sống đạm bạc, có thể vì mặc cảm
tội lỗi, hoặc cảm giác không được đánh giá tương xứng. Ông ta giống như
một chàng trai trẻ cảm thấy mình không làm được việc gì dù là đạt được
những điểm A hay là tham gia đội bong đá, vì thế, anh ta giả vờ rằng mình
không muốn làm những điều đó.
Như vậy tiền bạc thực sự là mục tiêu đáng để theo đuổi. Vấn đề ở đây là
mặc dù ai cũng muốn kiếm tiền, nhưng đồng tiền kiếm được lại rất khó khăn,
chậm chạp. Ở bất cứ đâu, bạn cũng có thể gặp người mang quan niệm “tiền là
trên hết”. Tuy nhiên những người như vậy lại có rất ít tiền. Tại sao? Vì một
điều đơn giản: những người quan niệm “tiền là trên hết” thường bị ảm ảnh
bởi tiền bạc nhiều đến mức quên bẵng đi rằng họ không thể có được tiền nếu
không làm gì đó để kiếm ra tiền.
Hạt mầm của tiền bạc chính là phục vụ. Đó là lý do bạn “phải biết phục
vụ trước đã”- đây là một thái độ hữu
ích, sẽ mang tới sự giàu có cho bạn. Phục vụ người khác trước, rồi tiền
bạc tự nó sẽ đến sau.
Một tối màu hè, tôi lái xe qua vùng Cincinnati. Xăng đã gần hết. Tôi dừng
lại ở một trạm dịch vụ bình thường nhưng lại đông đúc một cách ngạc nhiên.
Bốn phút sau tôi đã biết vì sao trạm xăng này đông đúc đến thế. Sau khi
đổ đầy bình xăng, kiểm tra phía dưới nắp đậy, lau sạch mặt ngoài kính chắn
gió, nhân viên phục vụ đi đến gần tôi, lễ phép hỏi: “Xin lỗi ông. Hôm nay
đường xá nhiều bụi bặm lắm. Cho phép tôi lau cả phần bên trong kính chắn
gió nữa”.
Nhanh chóng và hiệu quả, anh chàng lau toàn bộ bên trong phần kính
chắn gió. Hình ảnh một anh chàng chịu khó, năng nổ khó có thể nhìn thấy ở
nhiều trạm xăng khác.
Dịch vụ nhỏ đó của anh ta cung cấp không chỉ giúp tầm nhìn của tôi rõ
ràng hơn vào ban đêm, mà nó còn khiến tôi nhớ mãi về trạm xăng ấy. Trong
suốt ba tháng sau thật tình cờ, tôi có đến tám chuyến đi qua vùng Cincinnati
và tất nhiên, tôi đều dừng lại ở trạm xăng đó. Mỗi lần như vậy, tôi đều nhận
được nhiều dịch vụ hơn mong đợi. Điều thú vị nhất là bất cứ khi nào tôi dừnglại (thậm chí vào lúc 4 giờ sáng), tôi luôn nhìn thấy nhiều chiếc xe khác cũng
dừng lại đổ xăng ở đó. Tổng cộng tôi đã đổ gần 100 ga-lông xăng ở trạm dịch
vụ ấy.
Bạn nghĩ sao? Nếu bạn lần đầu tiên ghé thăm trạm xăng ấy, ắt bạn sẽ đoán
nhân viên kia đón tiếp với thái độ: “Ông này đi từ tiểu bang khác sang. Dám
cá 1 ăn 20 là ông ta sẽ chẳng bao giờ quay lại. Tại sao không đối xử như bình
thường thôi? Dù sao, ông ta cũng chỉ là khách hàng vãng lai mà thôi”. Nhưng
nhân viên ở trạm xăng Cincinnati lại không hề nghĩ như vậy. Họ sẵn sàng
phục vụ mà không đợi bạn yêu cầu,và đó là lý do họ luôn bận rộn đổ xăng
cho khách hàng trong khi các trạm khác hầu như vắng vẻ. Tôi không quan
tâm liệu chất lượng xăng ở đây có tốt hơn, hoặc giá cả có hợp lý hơn so với
hàng chục cây xăng khác hay không.
Sự khác biệt ở đây là dịch vụ. Bạn cũng thấy rõ là sự phục vụ sẽ mang lại
sự lợi nhuận.
Khi nhân viên trạm xăng lau mặt trong kính chắn gió, chính anh ta đã gieo
mầm để có thể thu hoạch rồi đó.
Phải biết phục vụ trước, tiền bạc sẽ tự nó đến sau-luôn luôn là như vậy!
Một người bồi bàn luôn tập trung vào việc phục vụ thực khách một cách
tốt nhất và anh không lo gì về khoản tiền thưởng của khách, ắt anh sẽ có thôi.
Nhưng một đồng nghiệp của anh thì rất lơ là nhiệm vụ, anh ta bỏ qua cốc cafe
đã cạn (“tại sao tôi phải rót thêm café cho khách chứ? Ông ta chẳng có vẻ gì
là hào phóng cả!”), người đó chắc chắn sẽ không nhận được khoản tiền
thưởng nào cả.
Người thư ký nào sắp xếp thư từ gọn gàng sạch sẽ ngoài sự mong đợi của
giám đốc sẽ được trả công xứng đáng. Còn một người thư ký có suy nghĩ
nông cạn: “ Tại sao tôi lại phải lo lắng đến mấy vết bẩn đó? Họ đòi hỏi gì ởmột người chỉ được trả mức lương 65 đô la một tuần chứ?”, người thư ký này
sẽ mãi chỉ được trả công 65 đô la một tuần mà thôi.
Người bán hàng cung ứng đầy đủ dịch vụ sẽ không bao giờ phải lo lắng bị
mất đi khách hàng.
Dưới đây là một nguyên tắc đơn giản nhưng cực kì hiệu quả, giúp bạn
phát triển thái độ biết phục vụ trước đã: hãy luôn luôn dành cho mọi người
nhiêu hơn điều họ mong muốn. Mỗi hành động nhỏ bé mà bạn giúp thêm cho
người khác sẽ là một hạt mầm để bạn gặt được nhiều tiền bạc hơn sau này.
Tình nguyện làm việc muộn để dọn dẹp căn phòng trông gọn gàng, sạch sẽ
hơn là một hạt mầm; cung cấp cho khách hàng các dịch vụ cộng thêm khác
cũng là một hạt mầm; đưa ra một ý tưởng làm tăng hiệu quả công việc càng
là một hạt mầm tốt tươi hơn nữa.
Những hạt mầm đó, dĩ nhiên, sẽ mang lại tiền bạc. Hãy phục vụ trước rồi
bạn sẽ gặt hái được thành quả.
Mỗi ngày, hãy dành thời gian để tìm đáp án cho câu hỏi sau: “Cách nào để
tôi làm được nhiều hơn mức mọi người trông đợi ở tôi?”. Sau đó, hãy áp
dụng câu trả lời vào công việc của bạn.
Hãy biết phục vụ người khác trước, rồi tiền bạc sẽ đến với bạn.
Tóm lại, hãy hãy phát triển những thái độ sau đây để thành công:
1. Phát triển thái độ “tôi luôn sẵn sàng làm việc”. Bạn càng nhiệt tình bao
nhiêu, kết quả bạn nhận được càng tốt bấy nhiêu. Có ba phương pháp hỗ trợ
thái độ tích cực với công việc:
Một là, hãy tìm hiểu mọi thứ thật kỹ lưỡng. Khi bạn nhận ra mình không
quan tâm đến điều gì đó, ngay lập tức hãy tìm hiểu sâu hơn! Điều đó sẽ giúp
bạn có được lòng nhiệt tình.
Hai là, tất cả những gì thuộc về bạn phải trở lên sinh động: nụ cười, cái
bắt tay, bài nói chuyện, và ngay cả cách đi đứng của bạn. Hãy làm cho tất cả
sống động lên.
Ba là, tin rằng mọi điều tốt sẽ đến với bạn. Không ai sở hữu sự tốt đẹp,
thành công bằng cách chỉ nghĩ về những điều xấu.
2. Phát triển thái độ “Bạn là người quan trọng”. Mọi người sẽ giúp bạn
nhiều hơn, khi bạn làm cho họ cảm thấy họ quan trọng. Hãy thực hiện những
điều sau: Thể hiện bạn luôn đánh giá cao mọi người, bất cứ khi nào có cơ hội.
Hãy làm cho họ cảm thấy họ quan trọng.
Gọi mọi người bằng tên riêng.
3. Phát triển thái độ “Phải biết phục vụ trước”, tiền bạc sẽ tự nó đến sau.
Áp dụng nguyên tắc sau đây trong mọi việc bạn làm: hãy làm cho mọi người
nhiều hơn cả sự mong đợi của họ.