Nguồn gốc của câu nói “Giàu không kết bạn, hoạn nạn chớ tìm người thân”
“Giàu không kết bạn, hoạn nạn chớ tìm người thân” là câu nói có nguồn gốc từ câu “Đừng thăm họ hàng khi nghèo, chớ kết bạn khi giàu”. Câu nói này xuất phát từ câu chuyện của Tô Tần – Một tiểu thuyết gia nổi tiếng thời Chiến Quốc.
Chuyện kể rằng, khi Tô Tần còn trẻ đã theo chân Quỷ Cốc Tử học hành và lĩnh hội được tri thức của Tung Hoành Gia (học phái trong Cửu Lưu thập gia, thiên về nghệ thuật ngoại giao xuất hiện trong thời kỳ Chiến Quốc).
Sau khi trở về quê nhà, Tô Tần đã nói với bố mẹ và anh chị rằng hiện tại bản thân có thể dùng khả năng ngoại giao của mình để làm việc lớn. Nhưng trước tiên, cần có một khoản tiền vốn để bắt đầu sự nghiệp. Cha mẹ của Tô Tần hiểu rõ ông có tham vọng lớn từ khi còn nhỏ. Thêm vào đó anh trai và chị dâu cũng hết lòng ủng hộ và tin tưởng Tô Tần có thể vinh quang trở về. Thế nên, gia đình lấy hết tiền bạc trong nhà để hỗ trợ ông.
Được sự ủng hộ từ gia đình, Tô Tần càng thêm phần tự tin. Ông bắt đầu mua sắm những bộ trang phục đắt tiền, mua một chiếc xe ngựa và thuê một người đánh xe để bắt đầu công việc của mình. Những tưởng rằng khả năng của mình sẽ được quân vương trọng dụng, bản thân không làm tể tướng thì cũng vào hàng quan nhất phẩm. Nhưng sự việc lại không như tưởng tượng, vào thời điểm bây giờ quân vương không hề thích những gì Tô Tần thể hiện. Kết quả, ngay cả một chức quan nhỏ ông cũng có được mà còn bị đuổi khỏi kinh thành. Sau một thời gian lang bạt, tiền không còn, mùa đông lại cận kề, không còn cách nào khác Tô Tần bèn quay về nhà.
Sau khi trở về với hai bàn tay trắng, Tô Tần đã bị bạn bè cười nhạo, gia đình phớt lờ. Thậm chí, người chị dâu lúc trước luôn niềm nở nay lại tỏ thái độ vô cùng khó chịu với Tô Tần, mắng ông là “vô dụng, chỉ chờ ngồi ăn miễn phí”.
Hiện thực trước mắt khiến Tô Tần vừa đau khổ vừa tức giận. Ông cố gắng vực dậy bản thân, trở nên mạnh mẽ hơn, tôi luyện lại những học thuyết đã từng được dạy. Sau vài năm nỗ lực, ông đã trở thành vị tướng có sức mạnh đáng nể của Lục Quốc thời bấy giờ, khiến nhiều người nể phục.
Thế sự thay đổi, lòng người cũng thay đổi theo. Bạn bè, cha mẹ, anh trai và chị dâu đều nhìn Tô Tần với một ánh mắt khác. Họ đều vô cùng kính trọng và sợ hãi trước ông. Người chị dâu năm xưa buông lời cay độc với Tô Tần, nay lại e sợ đến mức phải quỳ xuống xin tha mạng.
Cổ nhân nói “Giàu không kết bạn, hoạn nạn chớ tìm người thân”
Từ câu chuyện của Tô Tần, người xưa đã đúc kết ra câu nói “Đừng thăm họ hàng khi nghèo, chớ kết bạn khi giàu”. Sau này, để răn dạy con cháu câu nói trên đã được biến đổi cho dễ nhớ, dễ truyền đạt hơn, cổ nhân nói “Giàu không kết bạn, hoạn nạn chớ tìm người thân”.
Câu nói này vừa định hướng giao tiếp trong cuộc sống, vừa muốn cảnh báo các thế hệ sau nên thận trọng trong việc kết giao. Có thể nói, đồng tiền ảnh hưởng đến rất nhiều mối quan hệ trong cuộc sống. Khi bạn nghèo, người ta cũng sẽ coi thường bạn, dù bạn có là ai đi chăng nữa đó là điều không thể tránh khỏi. Mặt khác, khi bạn giàu có người tới kết bạn đa phần là những người muốn có được lợi ích từ bạn. Chỉ có những người khi bạn không có gì trong tay vẫn đối xử chân thành với nhau, đó mới là người bạn đúng nghĩa.
Hiện thực của cuộc sống này là khi bạn ăn nên làm ra, nắm trong tay quyền lực, thái độ mọi người xung quanh sẽ lập tức thay đổi. Thậm chí, có người còn sẵn sàng tâng bốc bạn đến tận “mây xanh”.
Có thể nói, ai trong mỗi chúng ta đều một vài lần trải qua cảm giác này. Nhất là trong các buổi họp gia đình hay bạn bè. Tuy nhiên, chúng ta hãy cố gắng ghi nhớ lời cổ nhân nói “Giàu không kết bạn, hoạn nạn chớ tìm người thân” và cố gắng không để bản thân mình gục ngã trước khó khăn như Tô Tần trên câu chuyện. Rồi đến một ngày, cuộc sống tươi đẹp sẽ mở rộng phía trước!