Cách sử dụng thời gian của tối thứ bảy này làm tôi cảm thấy hạnh phúc. Nếu bạn quay về quá khứ và nói với cái tôi tuổi 20 của tôi về buổi tối điển hình đang đợi cái tôi tương lai của cô ấy thì cô ấy có lẽ sẽ cảm thấy khá choáng khi cuộc sống của cô lại trở nên quá...tẻ nhạt. Dành 1 tối thứ bảy để đọc 1 cuốn sách – thậm chí không phải là cuốn sách mới – đủ điều kiện để là 1 khoảng thời gian tuyệt vời.
“Điều điên khùng gì đang xảy đến với tôi?” cô ấy tự hỏi. Rất nhiều người cảm nhận theo cách đó khi chúng ta nhìn lại cái tôi thời trẻ của chúng ta và nhận ra chúng ta đã thay đổi nhiều như thế nào. Tất nhiên, câu trả lời đó là tất cả chúng ta đều lớn lên – và đối với nhiều người trong chúng ta, ý nghĩa của “hạnh phúc” thay đổi dần dần thành 1 điều gì đó hoàn toàn khác. Kinh nghiệm hạnh phúc trở nên ít tiêu tốn năng lượng cao so với 1 bữa tiệc của 1 thanh niên khi bố mẹ vắng nhà, và là kinh nghiệm bình an hơn của 1 bà mẹ làm việc quá nhiều từng mơ được tắm nước nóng suốt ngày.
Kinh nghiệm sau không kém “hạnh phúc” hơn so với kinh nghiệm đầu – nó là 1 cách hiểu khác về hạnh phúc. Các nhà tâm lý học xã hội miêu tả sự thay đổi này như 1 hệ quả của 1 sự thay đổi dần dần từ động cơ thúc đẩy- xem những mục tiêu của chúng ta theo quan điểm những gì chúng ta có thể đạt được, sang động cơ ngăn ngừa- xem những mục tiêu của chúng ta theo quan điểm né tránh sự mất mát và duy trì mọi việc hoạt động trôi chảy. Tất cả mọi người đều có 2 kiểu động cơ trên.
Nhưng nó khác biệt tương đối giữa người này với người kia, và có thể thay đổi với kinh nghiệm khi chúng ta già.
Nghiên cứu của đại học Northwestern (Mỹ) cho rằng thái độ thúc đẩy là phổ biến nhất ở người trẻ, vì tuổi trẻ là thời gian dành để tập trung vào những hy vọng trong tương lai của bạn, tập trung vào những điều bạn muốn làm – bạn không có nhiều trách nhiệm, và bạn vẫn tin rằng bạn có thể làm bất kì điều gì mà tâm trí bạn đề ra. Và bạn nghĩ rằng bạn bất tử. Đây là 1 công thức cho động cơ thúc đẩy mạnh mẽ.
Khi chúng ta già đi, ảo tưởng về sự bất tử biến mất. Chúng ta cần trả nợ, ngôi nhà cần bảo dưỡng, và những đứa con cần chăm sóc.
Chúng ta càng già đi, chúng ta càng muốn bám vào những gì chúng ta đã có – những thứ chúng ta đã rất nỗ lực để đạt được. Chúng ta cũng có nhiều kinh nghiệm đau đớn và mất mát hơn và đã học được vài bài học từ đó.
Trong loạt nghiên cứu gần đây của một tổ chức tâm lý, dựa trên việc kiếm bằng chứng về cảm nhận hạnh phúc của chúng ta thay đổi như thế nào theo tuổi tác, thông qua phân tích 12 triệu blog cá nhân. Cụ thể là, các nhà nghiên cứu hứng thú với những kiểu cảm xúc mà các blogger đề cập khi họ nói về cảm giác “hạnh phúc”.
Họ phát hiện thấy các blogger trẻ hơn mô tả những trải nghiệm hạnh phúc là những lần mà họ cảm thấy phấn khích, kích động hoặc đê mê – đó là cách bạn cảm nhận khi bạn mong đợi những niềm vui mà tương lai sẽ đem đến – như tìm thấy tình yêu, thăng tiến trong công việc hoặc chuyển đến 1 thành phố mới.
Những blogger già hơn có xu hướng mô tả những trải nghiệm hạnh phúc là những thời điểm họ cảm thấy bình an, thư thái hoặc êm đềm – cách mà bạn cảm nhận khi bạn hòa hợp với bạn đời của bạn, sống khỏe mạnh hoặc có thể trả những món nợ của bạn. Kiểu hạnh phúc này ít liên quan về việc đạt được những gì phía trước mà liên quan nhiều hơn đến sự hài lòng với hoàn cảnh sống hiện tại của bạn.
Bạn có thể thấy những sự khác biệt liên quan đến tuổi tác đó trong động cơ được phản ánh ở nơi làm việc, những nhân viên già hơn thì quan tâm hơn đến động cơ ngăn ngừa – thích công việc ổn định và thời gian làm việc linh hoạt, trong khi những người dưới 30 tuổi thì quan tâm nhiều hơn đến động cơ thúc đẩy – thích có cơ hội phát triển kỹ năng.
Nếu bạn giống tôi, và bạn thấy cuộc sống của bạn quan tâm đến việc theo đuổi sự bình an và thư thái hơn là sự phấn khích chóng mặt, hãy yên tâm rằng bạn không bỏ lỡ hạnh phúc. Mà hạnh phúc của bạn đã tiến triển. Ngay cả khi cuộc sống của chúng ta dường như ít vui vẻ hơn theo những tiêu chuẩn của cái tôi trẻ hơn của chúng ta thì điều đó không có nghĩa rằng nó ít tốt hơn.
rubi_mos2002
Dịch từ How Happiness Changes As We Age