Thèm khát có sự nghiệp thành công

GTHN - Tiền bạc đôi khi là thứ đầu tiên quyết định đến giá trị bản thân của mỗi người. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng niềm đam mê trong chính công việc mà bạn đang làm còn tồn tại hay không.

them-khat-co-su-nghiep-thanh-cong-nhung-qua-nhieu-lan-met-moi-muon-tu-bo-day-chinh-xac-la-3-dieu-ban-can-thuc-hien-ngay-lap-tuc

Gần đây, khi chúng tôi tụ tập hội nhóm trò chuyện với nhau. Có một người bạn tâm sự rằng không có nhu cầu ham muốn vật chất và tập sống phá cách, nhà cửa rất ngăn nắp nhưng đồng thời cũng rất quan tâm đến việc đầu tư và quản lý tài chính.

Điều này có vẻ hơi mâu thuẫn nên mọi người đều tò mò hỏi: "Nếu không thích mua sắm, tại sao bạn lại quan tâm đến việc quản lý tài chính?"

Phản ứng đầu tiên của tôi là nghĩ đến những lời của Charlie Munger:

"Vào một thời điểm nhất định trong đời, tôi quyết tâm trở thành một người giàu có. Đây không phải vì ham tiền, mà vì theo đuổi cảm giác độc lập đó. Tôi thích được tự do nói lên suy nghĩ của mình và không bị phụ thuộc vào ý muốn của người khác"

Bởi hầu hết mục đích chính của mọi người đi làm là kiếm tiền, nuôi con, chăm sóc cha mẹ, các khoản phải bỏ ra để chi tiêu hàng tháng, mua sắm những đồ cần thiết,...

Chính vì những nhu cầu này nên ta tự nguyện dành thời gian và sức lực giao hết cho đồng tiền.

Thế giới quan của xã hội luôn nói với chúng ta rằng: Niềm đam mê không quan trọng bằng tiền, tiền là quan trọng nhất, công việc ổn định là quan trọng nhất, sự đánh giá của người khác đối với mình là quan trọng nhất,...

Nhưng trong một khoảnh khắc nào đó, bạn chợt nhận ra trong mắt thiếu đi ánh sáng, mất đi niềm đam mê, thì tiền bạc cũng chẳng dễ kiếm được như bạn nghĩ.

them-khat-co-su-nghiep-thanh-cong-nhung-qua-nhieu-lan-met-moi-muon-tu-bo

Có thể nói, sau khi mất đi niềm đam mê, bạn sẽ mất đi sự chủ động đối với công việc, thậm chí né tránh và kháng cự.

Nhưng nhu cầu cuộc sống không cho phép bạn làm điều đó, và bạn buộc phải chọn giữa tiếp tục "chịu đựng" cho 2 nhu cầu cơ bản đó là cuộc sống và công việc.

Thực tế muốn giữ được niềm đam mê với công việc là hai chuyện không hơn không kém, không khó cũng không dễ.

Vậy làm cách nào để cân bằng được điều này? Hãy tự đặt ra 3 câu hỏi dưới đây:

01. Có bao giờ bạn đặt cảm xúc của bản thân lên đầu tiên chưa?

Bạn hãy bắt đầu bằng cách chú ý đến cảm xúc của chính bản thân mình, bạn không nhất thiết phải viết đơn xin nghỉ việc và thay đổi công việc ngay sau khi thức dậy.

Đầu tiên hãy mở rộng nhận thức của bạn và khôi phục lại cảm xúc của bạn với thế giới xung quanh.

Tìm hiểu thêm về bản thân, đặt ra câu hỏi liệu rằng bạn thích hay không thích điều gì?


Khi cảm xúc của bạn trở nên tĩnh lại, nhẹ nhàng và thư thả, bạn sẽ thấy bản thân mình không nhất thiết phải từ bỏ công việc hiện tại.

Khi bạn có thể sống cuộc sống của mình một cách tích cực, có lẽ bạn cũng có thể cảm nhận được niềm vui, sự hạnh phúc mà công việc mang đến cho bạn.

Nhưng tất nhiên, hãy cho phép bản thân đưa ra những sự lựa chọn và bỏ đi những thứ không cần thiết.

Điều quan trọng nhất là dù bạn có lựa chọn đáp án nào, chính bản thân bạn vẫn là người chủ động lựa chọn và sống tích cực với điều đó.

02. Bạn có ngại khó khăn hay thất bại không?

Điều gì khiến bạn phải tiêu hao năng lượng tích cực trong công việc?

Nếu là mối quan hệ xã hội, hãy chủ động cải thiện kỹ năng giao tiếp với người xung quanh.

Nếu đó là nỗi sợ hãi và lo lắng, hãy cải thiện sức mạnh bên trong để tăng thêm cảm giác an toàn.

Nếu là do khả năng lãnh đạo hay chuyên môn của cấp cao có vấn đề, hãy cố gắng phát huy khả năng lãnh đạo từ chính phòng ban của bạn.

Nếu do năng lực chuyên môn của bản thân chưa đủ, thì hãy chủ động tìm hiểu xem lỗ hổng của mình đang ở đâu.

Đừng để thất bại và khó khăn liên tục tiêu hao năng lượng của bạn.

Hãy xem nó là bài học và thử thách.

Bạn có thể lựa chọn đối mặt, vượt qua, thay đổi hoặc từ bỏ chúng.


03. Bạn đã tìm ra ý nghĩa và giá trị của công việc hiện tại đang phụ trách chưa?

Ý nghĩa công việc bạn làm là gì?

Ngay cả khi bạn là nhân viên quét dọn, bạn cũng đã góp phần khiến cho thế giới này sạch đẹp hơn.

Ngay cả khi bạn là một shipper, bạn cũng đã giúp cho người khác có được bữa ăn kịp giờ cứu đói hay món đồ họ đang cần gấp.

Ngay cả khi bạn là một người làm bánh, bạn cũng đã khiến cho cuộc sống của người khác trở nên hạnh phúc khi họ có được điều mình mong muốn.

Công việc bạn đang làm luôn tồn tại ý nghĩa riêng của nó.

Chỉ khi bạn nhận ra được ý nghĩa của nó, bạn mới có thể chấp nhận công việc của mình.


Sau khi mẹ tôi nghỉ hưu, bà làm một công việc bán thời gian lương chỉ vỏn vẹn 3 triệu rưỡi.

Công việc của bà là dạy bóng bàn cho những đứa trẻ trong trường Tiểu học, huấn luyện các em về văn hóa và kỹ thuật chơi bóng bàn, đưa các em đến những cuộc thi tuyển chọn cấp thành phố.

Bà cảm thấy bóng bàn có thể giúp các em giải tỏa áp lực và rèn luyện sức khỏe, đồng thời nó cũng rất tốt cho thị lực.

Ngay cả khi công việc chỉ tròn 3 triệu rưỡi, nhưng lúc nào trong mắt mẹ tôi cũng tràn ngập niềm đam mê.

Bởi vậy tôi muốn nói với các bạn "ánh sáng" trong mắt bạn rất quan trọng, tìm được đam mê đã là một bước nhỏ của thành công.

Chăm sóc được nó và khiến nó phát sáng đó mới chính là nhiệm vụ và bản lĩnh của bạn.
DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !