“Không Thay Đổi Cũng Chẳng Sao”

GTHN - Một chuyên viên tư vấn sẽ cẩn thận lắng nghe và tiếp nhận câu chuyện của người bệnh mà không phủ định điều gì cả, nhưng một trong những phương pháp tiếp nhận đó là tiếp thu nguyên văn những câu mà người bệnh nói ra. Tức là lặp lại từng câu chữ của người bệnh.

mac-ke-thien-ha-mari-tamagawa

Nếu bệnh nhân nói rằng :”nhà tôi đang xảy ra chuyện Xin hãy giúp tôi” thì họ sẽ trả lời” nhà bạn đang xảy ra chuyện à, bạn muốn tôi giúp bạn phải không?”. Đây là “kỹ thuật chuẩn” để tiếp nhận trường hợp của người bệnh Họ sẽ không hỏi: “Vậy Bạn muốn làm gì? “. Nếu nói một cách cực đoan thì khi bạn bảo: ”tôi muốn đi vệ sinh?” chuyên viên tư vấn sẽ không đáp gì khác ngoài: ”bạn muốn đi vệ sinh đúng không?”. Họ sẽ không chỉ đường đến nhà vệ sinh cho bạn, cũng không dạy bạn làm thế nào để giải quyết vấn đề buồn đi vệ sinh.

Chuyên viên tư vấn sẽ chấp nhận mọi thứ như nó vốn có mà không phủ định lại. Họ thừa nhận hiện trạng của bệnh nhân và cho phép bạn cứ thế này là được rồi ,không cần bạn phải thay đổi bất cứ điều gì.

Tuy nhiên từ những kinh nghiệm của tôi không có chuyện người bệnh dù làm bất cứ việc gì cũng phải được cho phép.

Để có thể giải quyết tận gốc vấn đề, bạn cần thoát khỏi việc bị ảnh hưởng từ đánh giá của người khác và thẳng thắn đối mặt với bản thân. Tuy nhiên trong điều kiện hoàn toàn được cho phép nhiều người vẫn không thể đối diện với chính mình, càng không chịu chấp nhận bản thân. Do đó tình hình không tiến triển ,bạn cũng chẳng thể giải quyết vấn đề. Nếu bạn thấy tình huống của mình không thuận lợi có thể bạn sẽ đổ lỗi cho tư vấn viên( tiêu chuẩn của người khác) rằng: ” nhà tư vấn đang nói không cần phải thay đổi gì cả, cứ như này là ổn rồi mà!”.

Những người mong muốn được xoa dịu không thể tự chấp nhận chính mình vì họ không chịu đối diện với bản thân ,nếu vững vàng đối diện với bản thân và có thể xác định rõ ràng mình muốn làm gì ,Muốn trở nên thế nào thì bạn sẽ tiến được thêm một bước trong việc giải quyết vấn đề. Ngược lại nếu nói không thay đổi cũng không sao thì chẳng khác nào bỏ mặc vấn đề nằm lại đó.

Nếu một người luôn cố gắng để thay đổi, thì xin hãy nhớ rằng, việc nói với họ:”Bạn cứ như thế này là ổn rồi” chưa chắc là một ý tưởng hay.

Việc thay đổi thực tại chắc chắn cần trải qua một quá trình gian khổ. “Không cần phải thay đổi gì đâu” có lẽ là sự “xoa diu” cuối cùng khiến bạn cảm thấy yên lòng. Để thay đổi thực trạng, chắc chắc chắn bạn phải trải qua một quá trình gian khổ. Tuy nhiên nếu hiện tại bạn đang vô cùng đau khổ và buồn phiền, bạn nhất định phải thay đổi ,bạn cần dũng cảm phớt lờ những lời an ủi êm tai.

Theo nội dung của cuốn sách Mặc Kệ Thiên Hạ của tác giả Mari Tamagawa 

DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !