Quá Trình Hình Thành Cảm Giác Bất Lực

GTHN - Sau khi đi khám phá rằng vấn đề của bạn thực sự không có cách giải quyết, Bạn sẽ cảm thấy vô vọng. Bạn nhận ra và chết lặng vì mình không thể làm bất cứ việc gì nếu không phụ thuộc vào người khác, vì không biết mình nên làm gì mới phải. Do đó vấn đề của bạn ngày càng lớn, tổn thương cũng sâu hơn.

mac-ke-thien-ha-mari-tamagawa

“Cảm giác bất lực” liên quan chặt chẽ đến những vấn đề tâm lý phát sinh Khi chúng ta sống theo chuẩn mực của người khác. Vì thế chỉ khi nắm bắt được bản chất của cảm giác bất lực chúng ta mới có thể thấu hiểu tâm hồn mình và giảm nhẹ cho nó.

Nếu Phân tích chi tiết,có thể thấy cảm giác bất lực đến với chúng ta được chia làm 3 giai đoạn:

1.cảm giác bất lực liên quan đến năng lực.

2 cảm giác vô lăng khi không thể kiểm soát được sự việc.

3 cảm giác trống rỗng không ai có thể hiểu được.

Cảm giác bất lực liên quan đến năng lực là cảm giác bất lực khi không thể khống chế thực hiện những kỹ năng hoặc việc mà bản thân mong muốn như nói tiếng Anh tốt, học tập tốt, dạy sớm.

Cảm giác này ban đầu chỉ đến một cách đơn lẻ, từng điều một. Như ví dụ tôi đề cập đến ở trên, không thể nói tiếng Anh, không thể học tập tốt hay không thể dậy sớm thì từng cái riêng lẻ không thể nào giáng một đòn chí mạng vào bạn.

Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi những điều đó chồng lên nhau, khiến bạn cảm thấy bản thân mình chẳng làm được gì ra hồn đã khiến bạn gần như sụp đổ .

Mình không giỏi tiếng Anh, thành tích học tập lại kém ,đã vậy đến việc dậy sớm mỗi sáng còn không thể làm được. Mình chẳng được tích sự gì cả? Đúng quá còn gì!”.

Cứ như vậy bạn sẽ không thể phát huy khả năng của mình cũng không thể khống chế được những cảm xúc và suy nghĩ về việc đó.

“Cảm giác vô năng” có lẽ là cái tên thay thế dễ hơn cho giai đoạn thứ hai này.

Bước sang giai đoạn thứ 3,cảm giác bất lực có chiều hướng tăng lên,bạn cảm thấy bi quan,nghĩ rằng mình chẳng làm được điều gì cũng chẳng ai giúp được mình cả,thế giới này chỉ mình đơn độc mà thôi.

“Làm thế nào cũng vô dụng cả thôi. Bản thân mình không kiểm soát được tình hình,mà cũng chẳng ai giúp được mình cả,mọi thứ đã không còn cách nào cứu vãn được nữa rồi.. “

Và bạn rơi vào Tuyệt Vọng Giai đoạn thứ ba này gọi là “cảm giác trống rỗng.”

Theo những ví dụ trên, ” cảm giác vô năng” xuất hiện không Chỉ bởi cảm giác bất lực ngày càng chồng chéo lên nhau mà do những thất bại liên tiếp lặp đi lặp lại dù chỉ là những việc nghe chừng rất đơn giản.

Tôi rất kém trong việc xác định phương hướng ,khi đi tàu điện tôi thường hay lo lắng nên lên nhầm chuyến tàu đi về hướng ngược lại, nếu chỉ một hai lần tôi còn có thể thốt lên “chết!nhầm rồi.”và coi nó như một câu chuyện hài hước trong lúc cảm thấy thất vọng về bệnh mù đường của bản thân.

Thế nhưng,nếu lỗi đó cứ lặp đi lặp lại vào lúc quan trọng như có cuộc họp khẩn thì khi đó cảm giác bất lực sẽ chuyển thành cảm giác vô năng.

Mặc dù đã biết yếu điểm của mình nhưng trong những thời điểm quan trọng mà vẫn dẫm lên vết xe đổ, khi đó bạn sẽ cảm thấy mình làm gì cũng chẳng ra hồn,mình thật bất lực đến nỗi không quản nổi bản thân.

Tôi nhận ra mình lên nhầm tàu điện nhưng sau đó bạn có hoảng hốt đến mức nào thì xung quanh cũng chẳng có ai giúp được bạn,những người xung quanh bạn lúc đó không thể biết rằng bạn đang lên nhầm tàu.

Và tất nhiên bạn cũng không thể kêu lên “giúp tôi với”. vì thế chắc chắn không ai giúp bạn cả.

“Không ai chịu giúp mình,mình là đồ vô dụng”, “mọi người chắc đều nghĩ nó lại thế nữa à …”,”đây mà”….Hẳn đó là những suy nghĩ trong đầu bạn nhưng giam mình vào những suy nghĩ ấy sẽ khiến bạn rơi vào cảm giác trống rỗng.

Bạn sẽ trải qua từng giai đoạn mang tên “cảm giác bất lực”, ” cảm giác vô lăng”,và “cảm giác trống rỗng”.Những cảm giác sẽ lần lượt đeo bám khiến bạn cảm thấy ngày càng mệt mỏi.Vậy nên, cho dù bạn không làm được cái này cái kia thì bạn phải khống chế bằng được cảm giác của mình.

Tôi cho rằng ba giai đoạn cảm giác trên chính là nguyên nhân lớn gây ra vấn đề về nội tâm.

Nỗi phiền muộn của mỗi người chủ yếu bắt nguồn từ cách đánh giá của người khác.Chính vì nhận thức được lời nói và ánh nhìn của người khác nên chúng ta càng cảm thấy bất lực nhận ra mình không thể kiểm soát chính bản thân cũng như không có khả năng giúp đỡ ai.khi bạn càng hạ thấp sự tự nhận thức cá nhân,bạn càng phủ định chính mình.

Để không trải qua các giai đoạn đó thì: nếu như bạn đã và đang có cảm giác bất lực ,hãy ngăn mình lại ngay trước khi chạm đến mốc tiếp theo, cố gắng kiểm soát hành động và cảm xúc của bản thân để bình tâm lại.

Theo nội dung của cuốn sách Mặc Kệ Thiên Hạ của tác giả Mari Tamagawa 
DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !