GTHN - Thật kỳ lạ, con người khi càng đau khổ lại càng muốn” làm một điều gì đó “. Nhưng chính việc này sẽ nảy sinh những mối liên hệ giữa người với người, phát sinh những điều mới.
Nếu Hiện tại bạn đang cảm thấy buồn bã và đau khổ nhưng chưa thấy bản thân cần làm điều gì đó thì chứng tỏ bạn chưa hoàn toàn lấn sâu vào muộn phiền, cũng như chưa rơi xuống vực thẳm.
“Kosotsuki taiKen” là từ chuyên ngành và nhà tâm lý học lâm sàng thường sử dụng.Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng đôi khi việc dứt khoát buông mình xuống vực sâu lại là phương pháp tốt,khi đó bạn sẽ thấy dường như mọi hoạt động của cơ thể bị đình trệ nên chắc chắn ta sẽ có thời gian suy nghĩ.
Tuy nhiên,cứ mãi mãi quẩn quanh trong suy nghĩ” làm sao mới được đây?” cũng không phải là cách.
Và suy nghĩ của bạn có thể là: ” thế này không được rồi.. “,”Mình phải thay đổi điều gì đó”.
Trong khi suy nghĩ,bạn sẽ hoàn toàn chìm vào đau khổ và phải đối mặt với cảm giác bất lực.Chính vì”cảm giác bất lực” nảy sinh từ quan niệm của người khác nên cho dù bạn gặp rắc rối với rất nhiều người khác nhau thì căn nguyên của nó vẫn là cảm giác bất lực.Bạn không thể tự vực bạn thân mình dậy. chỉ vì lời nói và ánh mắt của người đó.
Thực ra,bạn có thể đối mặt với cảm giác bất lực một cách tốt nhất trong cây tinh thần còn chưa suy sụp. Tuy nhiên,con người lại không nghiêm túc
đối mặt với vấn đề của mình khi họ còn có thể.
Nếu chỉ mới bị stress nhẹ mà bạn đã tìm đến sự khó chịu thì nỗi phiền muộn sẽ ngày một lớn.Bạn phải tiếp tục chịu đựng nó cho đến khi rơi xuống tận đáy vực rồi cuối cùng đối mặt với cảm giác bất lực của bản thân.
Thay vào việc xuất hiện cảm giác trống rỗng,có thể lần đầu tiên bạn nghĩ tới việc “từ bỏ”.
Đây là một nhận thức vô cùng quan trọng,bởi “từ bỏ” sẽ giúp bạn gạt đi những quan điểm của người khác, tự nhận thức để thay đổi cuộc đời mình.
Nếu đối mặt với cảm giác bất lực con người sẽ biết được giới hạn của mình và nảy ra những suy nghĩ như sau:
•Dù mình có quan tâm đến người đó đến mấy thì cũng không làm được gì cả.
•Dù mình buồn phiền vì người đó cũng chẳng có gì thay đổi?
•Tóm lại mình phải làm điều gì đó dù người khác nghĩ gì đi chăng nữa.
Việc này hoàn toàn không giống với kiểu từ bỏ mà chỉ nói suông: ” Tôi bỏ cuộc đây”.Thoát khỏi sự lệ thuộc và gạt bỏ đi sự lưu luyến đó mới là “từ bỏ”.
Chúng ta không thể thực sự từ bỏ khi còn dựa dẫm vào người khác.Tâm hồn không thể thanh thản nếu bạn còn mãi vương vấn.Từ bỏ tức là thoát khỏi sự lệ thuộc và gạt bỏ đi niềm lưu luyến,đối mặt với “cảm giác bất lực” và cố gắng chữa lành những tổn thương của bản thân.
Đương nhiên tôi cũng là người từng trải qua giai đoạn Kosotsuki taiken Và từ đó hiểu ra nhiều điều.Tôi đã từ bỏ và không còn cần phải nhắm đến mục tiêu là một người bình thường theo cách mà mọi người nghĩ nữa.
Tôi từ bỏ cách sống rập khuôn từ những điều nhỏ nhất,tôi từng luôn nghĩ rằng đi làm là phải mặc áo vest đen, đeo cặp đen, mang dày cao gót cho giống mọi người.Thế nhưng tôi đã từ bỏ suy nghĩ ấy.
Tôi không còn mong muốn trở nên giống một ai đó, tôi nhận ra rằng “kỳ vọng vào người khác” hoặc theo phong cách của ai đó cũng chẳng để làm gì.
Tôi đã có thể bỏ được những điều bình thường,” cách sống rập khuôn” và “kỳ vọng vào người khác”.
Tôi tự tin tuyên bố rằng: chính nhờ buông tay với những điều đó tôi có thể bước thêm một bước. Nếu bạn không thể tiến lên, thì bởi vì bạn vẫn bị kìm hãm trong suy nghĩ “Bước tiếp theo nên làm thế này,Thế này”. bạn không nhận ra rằng còn có một con có một nước đi khác.
Nếu bạn loại bỏ được ý nghĩ” mình chỉ có mỗi cách đó thôi”,Có lẽ bạn sẽ nhận ra còn có một thế giới khác rộng lớn hơn,nơi mà bạn có khả năng đi về bất cứ hướng nào.
Sau đó, bạn sẽ nhờ ai đó hỗ trợ mình hoặc cũng có thể tự tìm hiểu qua sách vở.Từ những cuộc gặp gỡ đó ,bạn sẽ có khả năng nhận thức những điều mới mẻ,tìm ra chiếc chìa khóa dẫn bạn đến bước tiếp theo.