Kinh tế học có một cách nói gọi là “chi phí chìm”, ý muốn nói, khi bạn đã bắt đầu chi trả cho một thứ gì đó, bạn sẽ tiếp tục đầu tư vào những chi phí bạn đã trả, và cuối cùng bạn có thể mắc kẹt trong đó.
Trong hiện thực cuộc sống, ví dụ về “chi phí chìm” thực ra cũng không hề ít.
Không những mất đi quyền lấy lại những gì đã đầu tư, mà thậm chí còn phải trả nhiều hơn nữa, đến cuối cùng nhận ra rằng mình đã đi trên một con đường sai lầm một quãng khá dài.
Có một tin tức như này, một cặp chị em bị lừa đảo lừa mất một số tiền. Vốn dĩ chỉ có người em bị lừa một số tiền khá nhỏ, nhưng người chị lại không can tâm, lại nghe lời tên lừa đảo, hi vọng có thể rút được số tiền trước đó về. Kết cục thì không cần nói cũng biết.
Rất nhiều người tiếc cho người chị, nói nếu sớm dừng lại, bỏ số tiền trước đó bị lừa đi thì có phải không tổn thất nhiều như bây giờ.
Không biết cách “cắt lỗ kịp thời”, chắc chắn cuối cùng sẽ bị lỗ nặng.
“Cắt lỗ kịp thời” nói nghe thì dễ, nhưng làm thì lại khó.
Khiến một người cam tâm tình nguyện thừa nhận sai lầm của bản thân, đồng thời từ bỏ cái tổn thất trước đó mình bị mất, quả thực rất khó.
Sống ở đời, không ai là không phạm sai lầm cả, sai lầm ấy sẽ khiến chúng ta trưởng thành, khiến chúng ta trở nên tốt hơn. Nhiều khi, “kịp thời cắt lỗ” cũng chính là dũng cảm đối mặt với sai lầm của mình, từ bỏ những gánh nặng trong quá khứ, sẵn sàng hòa giải, tha thứ cho bản thân.
Chỉ có như vậy, bạn mới có được tự tin, mới theo đuổi được tương lai tốt đẹp hơn.
Có một câu chuyện ngụ ngôn như sau:
Có một người vì đói quá mà đã đi bắt trộm gà nhà hàng xóm. Sau khi no bụng, trong lòng cảm thấy rất có lỗi với nhà hàng xóm, nhưng vì sĩ diện của một người có ăn có học nên không dám mở mồm ra xin lỗi.
Nhưng kể từ sau ngày hôm đó, mỗi lần gặp hàng xóm, anh đều thấy rất hổ thẹn. Càng gặp nhiều càng thấy có lỗi, cuối cùng phát bệnh, cũng bỏ qua biết bao cơ hội để xin lỗi.
Vốn dĩ chỉ cần anh ta bỏ qua cho chính mình, dũng cảm thừa nhận lỗi lầm, dũng cảm nhận hình phạt mà anh ta nên chịu, há chẳng phải là xong rồi ư.
Mệt mỏi vì những lỗi lầm trong quá khứ, cuối cùng sẽ chỉ khiến bạn mất đi tương lai tươi đẹp trước mắt, sống với sự hổ thẹn, áy náy lương tâm, quả thực không đáng.
Học cách “kịp thời cắt lỗ” là học cách tha thứ cho chính mình, hòa giải với chính mình.
Đừng cứ chấp niệm mãi với quá khứ, tha thứ được cho mình, bạn mới có sức mạnh tiếp tục tiến lên.
Cuộc đời của mỗi người đều vô cùng quý giá, chỉ khi chúng ta dũng cảm buông bỏ hết những ưu phiền, âu lo thì mới có thể dũng cảm tiến về phía trước.
Cảnh giới sống cao nhất của người trưởng thành, chẳng qua cũng chỉ là “kịp thời cắt lỗ”.
Buông bỏ những thứ “không có khả năng” mà mình từng “đâm đầu vào”, thay vì cứ chấp niệm với quá khứ, chi bằng dứt khoát đi tìm một cái kết quả.
Phàm là cái gì cũng kị nhất là hai chữ “trì hoãn”, trao hết tất cả lo âu để tương lai phán định, cần phải biết rằng, cuộc sống của bạn vốn dĩ cần bạn tự mình quyết định.
Biết cách “kịp thời cắt lỗ”, nắm chắc mọi thứ mới là cách sống tuyệt vời nhất.