Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn

GTHN - Giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn sao cho ngắn gọn, súc tích và thật “chất” để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ đầu là điều mà hầu như ứng viên nào cũng muốn. Hiểu được nỗi băn khoăn này của người đi tìm việc


gioi-thieu-ban-than-khi-phong-van

Bạn giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng như thế nào? – Ảnh: Internet

Giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn bằng tiếng Việt

Cách viết thư giới thiệu

Thông tin chung: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email…

Quá trình đào tạo/ kinh nghiệm: Khái quát quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc qua từng mốc thời gian, lý do nghỉ việc…

Mục tiêu nghề nghiệp/ Kế hoạch tương lai: Kế hoạch ngắn hạn (tìm được việc tốt, học thêm kỹ năng, thành thạo ngoại ngữ…) và kế hoạch dài hạn (xây nhà, thăng tiến lên những cấp bậc cao hơn…).

Phẩm chất, kỹ năng: Thể hiện phẩm chất và kỹ năng vượt trội của bản thân, phù hợp với tính chất công việc. Chẳng hạn, bạn ứng tuyển vị trí Lễ tân một khách sạn, bạn có thể liệt kê kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng tiếng Anh lưu loát, tính cách hòa đồng, thân thiện, thích gặp gỡ giao Alưu…

Đơn xin việc rất quan trọng nó cho nhà tuyển dụng nắm bắt tổng quát nhấn về bạn. Vậy làm sao để có được đơn xin việc ấn tượng nhất.

Một số lưu ý mà ứng viên cần tuân thủ khi chuẩn bị bài viết giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt:

  • Dễ đọc, dễ hiểu cả về nội dung lẫn hình thức.
  • Ngắn gọn, mạch lạc, súc tích, nhấn mạnh những ý phù hợp với tiêu chí của nhà tuyển dụng.
  • Tránh các lỗi dùng từ, lỗi chính tả…
  • Sử dụng một loại phông chữ và các định dạng chữ (in hoa, in nghiêng, in đậm…) để phân biệt tiêu đề chính và tiêu đề phụ.
  • Kiểm tra cẩn thận trước khi gửi.

Tải ngay mẫu thư giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt TẠI ĐÂY.

Cách giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn

Khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn giới thiệu về bản thân không có nghĩa là nhà tuyển dụng muốn nghe về tiểu sử của bạn… Thay vào đó, họ cần biết về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và những gì bạn có thể mang đến cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, bạn hãy đề cập đến:

  • Thông cá nhân cơ bản: Họ tên, năm sinh, công việc hiện tại…
  • Giới thiệu ngắn gọn về quá trình học tập (Đại học, Cao đẳng, Trung cấp…) và kinh nghiệm làm việc.
  • Những điểm mạnh của bản thân có liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang phỏng vấn.
  • Thành quả bạn đã đạt được trong công việc trước đó và sự hiểu biết của bạn về vị trí, công việc bạn đang ứng tuyển.
  • Cách bạn nhìn nhận về khả năng, sự đóng góp của mình đối với công việc đang ứng tuyển.

giới thiệu bản thân ấn tượngGiới thiệu bản thân ấn tượng giúp ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng – Ảnh: Internet

Sử dụng cách giới thiệu bản thân ấn tượng

  • Hãy giới thiệu bản thân một cách ngắn gọn, súc tích, không nói quá nhanh hay quá chậm, không thể hiện sự lúng túng, rụt rè.
  • Giới thiệu bản thân là phần bắt đầu phỏng vấn, bạn không cần phải thể hiện tất cả ở phần giới thiệu này.
  • Thể hiện sự tự tin nhưng hãy khiêm tốn, tránh thái độ khoe khoang, tự mãn về bản thân.
  • Ngôn ngữ cơ thể cũng góp phần quan trọng để khiến phần giới thiệu trở nên ấn tượng hơn. Ánh mắt chân thành, duy trì giao tiếp bằng mắt, dáng ngồi vững chãi, giọng nói dễ nghe… chắc chắn sẽ để lại thiện cảm với nhà tuyển dụng.
  • Sau khi giới thiệu bản thân, hãy lịch sự chờ đợi câu hỏi tiếp theo từ nhà tuyển dụng.

Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt

“Trước tiên, rất cảm ơn Anh/ Chị đã mời tôi đến buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Tôi muốn giới thiệu về bản thân mình một chút. Tôi tên Phạm Thành An. Tôi 25 tuổi, sinh tại thành phố Đà Nẵng. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, ngành học Quản trị nhân lực. Tôi có 1 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí Trợ lý quản lý nhà hàng tại khách sạn Le Meridien Saigon. Tôi là người hướng ngoại, có tinh thần trách nhiệm và có thể làm việc dưới áp lực cao.”

Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

Nội dung đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

Khi viết thư bằng tiếng Anh giới thiệu về bản thân, ứng viên cần lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Khi đã xác định được người nhận, hãy mở đầu lá thư bằng câu chào hỏi lịch sự và trang trọng: Dear Mr…/ Ms… Nếu chưa xác định người nhận thì nên dùng Dear Sir/ Madam.
  • Giới thiệu ngắn gọn về bản thân.
  • Đi thẳng vào vấn đề muốn hướng tới: Mong muốn nhà tuyển dụng xem CV hoặc dành thời gian để trao đổi trực tiếp qua phỏng vấn… tránh mất thời gian đọc quá nhiều cho người nhận.
  • Không viết tắt, nếu sử dụng các từ viết tắt cần có chú thích rõ ràng trước đó.
  • Bày tỏ mong muốn được phản hồi và chào hỏi lịch sự ở cuối thư.

Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh phỏng vấn

“First of all, thank you for your kind consideration to invite me to this interview today. I would like to introduce briefly about myself. My full name is Pham Thanh An. I am 25 years old and I’m from Da Nang city. I graduated from University of Economics Ho Chi Minh City in Human Management. I’ve got 1 year of experience as an Assistant Restaurant Manager at Le Meridien Saigon Hotel. I am outgoing, responsible and can work under high pressure.”

giới thiệu bản thân bằng tiếng anh

Trên đây là một số điều ứng viên cần lưu ý về cách viết thư và giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình tìm kiếm việc làm của mình.

DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !