Có nên đi làm thêm hay không là câu hỏi mà rất nhiều sinh viên thắc mắc – Ảnh: Internet
Kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức… là những vấn đề mà nhà tuyển dụng đều cần và mong muốn ứng viên đáp ứng được. Nhiều sinh viên lo lắng vì thiếu kinh nghiệm thực tế, vô tình khiến họ thiếu tự tin để ứng tuyển vào vị trí mà mình yêu thích. Các công việc làm thêm cho sinh viên nào mà bạn có thể thử kiếm thêm thu nhập, kinh nghiệm cho bản thân?
Ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên
Thực trạng của sinh viên hiện nay là thiếu kinh nghiệm thực tế nên công việc làm thêm giúp sinh viên vừa tăng kinh nghiệm, vừa bổ sung kỹ năng, lại có thêm thu nhập, mở rộng mối quan hệ xã hội, nhận thức được giá trị của đồng tiền và công sức của bản thân. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng nhận được tất cả điều này khi đi làm thêm. Thực tế chỉ ra rằng, chỉ một số ít sinh viên kiên trì với việc làm thêm và tích lũy cho mình kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với công việc tương lai, còn đa số thì không.
Nếu không có kế hoạch phù hợp, bạn sẽ bị mất nhiều hơn là được. Sẽ có ý nghĩa gì khi bạn học Quản trị Nhà hàng Khách sạn lại chọn công việc làm thêm là gia sư, còn Đầu bếp tương lai lại chọn phát tờ rơi ở các trung tâm? Mặt khác, nếu bạn bị cuốn vào việc làm thêm, bạn sẽ cảm thấy đuối sức và thay vì học tập, bạn sẽ dành thời gian đó để nghỉ ngơi rồi tiếp tục làm việc rồi lại không chăm lo việc học. Khi tình trạng này kéo dài, bạn sẽ bỏ bê việc học và cả tương lai của mình đấy.
Bí quyết chọn việc làm thêm đúng cách
Chọn việc phù hợp với ngành học
Để tìm ra công việc làm thêm phù hợp với ngành nghề, trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng, ngay từ bây giờ sinh viên cần xác định mục tiêu và lập kế hoạch. Một công việc đúng với chuyên môn học sẽ có ích cho bạn sau này, đồng thời bạn tích lũy được kinh nghiệm quan trọng từ những người đi trước. Hồ sơ sau khi tốt nghiệp cũng “đẹp” hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Sinh viên đi làm thêm có cả được lẫn mất – Ảnh: Internet
Chuyên nghiệp khi đi xin việc
Mặc dù là việc làm không chính thức, thế nhưng nhà tuyển dụng vẫn đánh giá cao những sinh viên có thái độ chuyên nghiệp. Một chiếc CV hoàn chỉnh, hồ sơ mang theo cần thiết, tác phong lịch sự, ngôn từ phù hợp… sẽ giúp sinh viên gây ấn tượng với phía tuyển dụng.
Cân bằng việc học và làm
Khi đã quyết định làm thêm, sinh viên cần sắp xếp thời gian để đảm bảo hiệu quả của cả việc học và công việc làm thêm, tránh tình trạng bỏ học đi làm.
Sinh viên nên làm thêm việc gì? Các công việc làm thêm cho sinh viên
Tùy vào chuyên ngành học mà sinh viên có thể lựa chọn một trong những công việc sau đây:
- Gia sư (cho học sinh tiểu học, THCS, THPT, hoặc kèm tiếng Anh…)
- PG, PB cho các nhãn hàng
- Phục vụ nhà hàng
- Cộng tác viên viết bài
- Kinh doanh online
- Quản trị fanpage facebook
- Shipper
- Reviewer (quán ăn, phim, du lịch…)
Nếu bạn đang theo học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Dịch vụ Ẩm thực, Nhà hàng Khách sạn. Hàng ngàn việc làm cho các vị trí Đầu bếp – Phụ bếp – Thợ làm bánh – Pha chế – Phục vụ – Lễ tân – Buồng phòng… giúp bạn có được công việc NHANH CHÓNG – PHÙ HỢP.
Chọn công việc phù hợp giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nhiều hơn – Ảnh: Internet
Để hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ cũng như kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề… nhân sự cần được trau dồi không chỉ tại trường lớp mà còn từ môi trường thực tế.