Mỗi sai lầm về tuyển dụng đều tốn kém một khoản chi phí nhất định, đồng thời bạn mất thêm thời gian tìm kiếm nhân sự mới. Vì vậy, ngay từ lúc đầu, các doanh nghiệp cần sàng lọc hồ sơ kỹ lưỡng, đảm bảo quá trình phỏng vấn diễn ra thành công.
Tạo sự mới mẻ trong bộ câu hỏi
“Bạn có thể chia sẻ một số điều thú vị về bản thân?”
Mặc dù câu hỏi không thường diễn ra, tuy nhiên đây là cách để nhà tuyển dụng tìm hiểu tính cách và sở thích của ứng viên. Câu trả lời sẽ cho bạn biết ứng viên có ngần ngại chia sẻ về sở thích “kỳ quặc” của mình, cơ hội để ứng viên phàn nàn điều gì đó, hoặc bạn cũng có thể tìm ra một tài năng đặc biệt nào đấy.
“Bạn thật sự đam mê điều gì?”
Khi ứng viên tập trung chia sẻ về niềm yêu thích và tài năng của mình, có thể hoặc không liên quan đến vị trí ứng tuyển, họ sẽ dần bộc lộ tính cách cá nhân. Từ đó, bạn đánh giá được khả năng thể hiện mình của ứng viên, khả năng hòa nhập văn hóa doanh nghiệp.
“Công việc bạn sẽ làm hàng ngày và thách thức có thể xảy ra?”
Câu hỏi có thể gây bất ngờ với nhiều ứng viên, nhưng những nhân sự tài năng sẽ có sự chuẩn bị, tìm hiểu trước. Để khai thác thành công, nhà tuyển dụng có thể hỏi thêm về thử thách và phương pháp giải quyết vấn đề.
“Bạn sẽ ở đâu trong 5 năm tới?”
Câu hỏi tuy phổ biến nhưng vẫn luôn phát huy tác dụng, giúp người tuyển dụng “đo đạc” tiềm năng phát triển và tinh thần cầu tiến của ứng viên. Câu hỏi này có thể trả lời cho 3 thông tin: Ứng viên có nghĩ rằng họ sẽ ở một vị trí có thẩm quyền trong tương lai? Ứng viên vươn lên trí cấp cao trong lĩnh vực họ đang theo đuổi? Ứng viên có khả năng đứng trong đội ngũ nhân viên tiến bộ?
“Năng lực của bạn có thể đóng góp gì cho công ty?”
Ứng viên triển vọng luôn hào hứng gia nhập công ty và đưa ra nhiều ý tưởng mới, đóng góp công sức vì mục tiêu chung, thay vì đơn thuần là dành ra 8 tiếng làm việc mỗi ngày.
Bí quyết phỏng vấn thành công của Michael Mauboussin
Đối với vấn đề tuyển dụng, ông Michael Mauboussin – chuyên gia đầu tư và tuyển dụng nhân sự luôn áp dụng 5 yếu tố cơ bản và quan trọng. Ông liên tục đặt các kiểu câu hỏi “tại sao” hoặc “như thế nào” để đánh giá khả năng giải quyết tình huống và hiểu được tầng sâu kiến thức của ứng viên. Đồng thời, ông phân công người phỏng vấn để những người có chuyên môn tương xứng đánh giá ứng viên chính xác hơn.
Michael Mauboussin cho rằng sẽ rất khó để bạn vừa hỏi vừa lắng nghe trong khi bạn đang đưa ra hàng loạt câu hỏi. Cách tốt nhất là phỏng vấn kiểu 2 – 1, trong đó có 2 người phỏng vấn 1 ứng viên. Ông không quên hỏi về một tình huống cụ thể mà ứng viên đã vận dụng kỹ năng của mình vào thực tế công việc. Đồng thời ông đánh giá ứng viên ngay sau khi phỏng vấn kết thúc, khi cảm xúc còn vẹn nguyên và đảm bảo tính khách quan.
Nhà tuyển dụng cũng cần chuyên nghiệp
Không chỉ ứng viên, nhà tuyển dụng cũng cần thể hiện sự chuyên nghiệp, cho thấy tầm quy mô của doanh nghiệp cũng như giá trị thương hiệu mà ứng viên đang lựa chọn. Do đó, để buổi phỏng vấn diễn ra thành công, bạn cần chuẩn bị:
- Lên danh sách câu hỏi về công việc đang cần tuyển.
- Chuỗi câu hỏi liên quan đến kỹ năng giải quyết công việc.
- Xem kỹ tất cả thông tin từ hồ sơ ứng viên gửi về.
- Lập dàn ý phỏng vấn.
- Nhường phần chia sẻ cho ứng viên.
- Xã giao một cách chuyên nghiệp.
- Sử dụng cử chỉ phi ngôn ngữ đúng lúc, đúng mực.
Phong cách chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng còn thể hiện ở sự tôn trọng thời gian, trang phục gọn gàng, lịch sự và có khả năng truyền cảm hứng cho ứng viên về văn hóa doanh nghiệp. Bí quyết phỏng vấn thành công mà goctamhonho.com vừa chia sẻ sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm chính xác nhân sự phù hợp với công ty mình.