GTHN - Nếu thế giới xung quanh không đáng tin cậy và thiếu bền vững, ta nên tìm hạnh phúc từ bên trong mình. Điều đó có nghĩa là gì?
Nó có nghĩa là hãy tìm niềm vui từ chính bản thân ta, từ sự phát triển của chính mình, từ quá trình học hỏi, từ sự ý thức giá trị cuộc sống, từ việc cuộc sống luôn đổi thay, từ cả sự đơn điệu lẫn đồng điệu của cuộc sống này. Tất cả đều tuyệt vời, và đều ở bên trong mỗi chúng ta, luôn luôn là thế.
Vậy có gì ở bên trong ta có thể khiến bản thân ta hạnh phúc? Một vài ví dụ:
* Ta có hào phóng không?
* Ta có yêu và biết yêu không?
* Ta có cảm nhận được lòng từ bi hay không?
* Ta có giỏi thứ gì không?
* Ta có biết lắng nghe không?
* Ta có đồng cảm với nỗi đau của người khác không?
* Ta có ý thức được vẻ đẹp của tự nhiên, của người khác không?
* Ta có ý tưởng tốt không?
* Ta có lập trường không?
* Ta có biết chơi thể thao không?
* Ta có sáng tạo không?
Và tương tự như vậy. Những thứ này (và hơn thế nữa) là những phẩm chất bên trong ta có thể có để hạnh phúc về chính bản thân mình.
Vậy quá trình hạnh phúc – chú ý, trân trọng và hạnh phúc về cuộc sống – có thể áp dụng với những thứ nội tại bên trong chúng ta, không cần biết đến những gì đang xảy ra bên ngoài. Chúng ta có thể học cách chú ý và trân trọng những thứ tốt đẹp (và kể cả những thứ chưa tốt đẹp) ở cá nhân ta, và bắt đầu tự yêu thương bản thân mình.
Trân trọng tất cả những giá trị quanh ta
Đây chỉ là khởi đầu. Những thứ trong ta vô cùng tuyệt diệu, nhưng tâm hồn người khác cũng thế, và cuộc sống quanh ta cũng tuyệt diệu chẳng kém. Những thứ này có thể
Vì vậy chìa khóa dẫn đến hạnh phúc là học cách chú ý, chấp nhận và trân trọng giá trị của tất cả những thứ xung quanh ta, cũng như tất cả mọi người ta thấy và tương tác hàng ngày.
Nhìn vào món ta sắp ăn, cà phê, nước, trà, hoặc rượu bạn sắp uống… ta thấy gì? Liệu ta có trân trọng những giá trị tốt đẹp ấy và thấy rằng mình thật hạnh phúc khi được sống hay không?
Còn căn phòng ta đang ở thì sao? Quyển truyện ta đang xem, Facebook của ta, bộ phim ta đang theo dõi thì sao? Thế giới tự nhiên muôn màu bên ngoài thì sao? Có những thứ
Thông thường chúng ta không nhìn thấy được những điều tốt đẹp ở thế giới, con người xung quanh mình (hoặc ở cá nhân chúng ta) là do ta chưa để ý. Nếu cái gã đang ngồi gần ta có vẻ khó gần, đó là do ta không chú ý đến một số tiểu tiết về họ: Họ có vui tính, có tài năng gì không, hay là có thể họ hơi nhút nhát nhưng lại có những bí mật hấp dẫn đang giấu kín? Họ có nỗi đau nào và đang cần sự đồng cảm không? Hãy nhìn kỹ hơn, và ta sẽ thấy mình khám phá được những gì.
Một khi ta bắt đầu chú ý, và nhìn nhận, ta sẽ tìm thấy những thứ tuyệt vời. Xung quanh ta luôn tràn đầy cái đẹp, sự sáng tạo, cảm
Và một khi ta đã thành thục trong chuyện này, ta có thể bắt đầu ý thức được những thứ không “hoàn hảo”. Chúng ta phán xét những thiếu sót của người khác và chính bản thân mình một cách chủ quan. Nhưng chuyện sẽ ra sao nếu ta coi đó như một phần bản chất của con người? Chẳng phải con người không hoàn hảo sao? Chẳng phải sự giận dữ, sự thô thiển và các lỗi lầm lại là một phần của nét đẹp con người hay sao?
Tôi đã học cách chấp nhận lỗi lầm của các con mình, và coi những lỗi lầm ấy như là cái riêng của các con tôi vậy. Bé gái nhỏ của tôi nhộn và cứng cỏi, trong khi cậu em của bé lại hiền lành hơn, đầy cảm xúc và thích phiêu
Và điều này là đúng, tất nhiên, đối với cả bản thân ta. Ai cũng có lỗi lầm, và ta nên vui vì điều đó. Chú ý, nhưng nên mừng vì những thiếu sót này, và sử dụng thiếu sót của mình như một cách để làm bản thân hạnh phúc.
Khi ta làm được điều này, ta có thể thấy được sự tuyệt vời ở tất cả những gì xung quanh mình, và bên trong bản thân mỗi người. Và sau đó, ta nhận ra rằng được sống là một niềm vui thú. Ta hạnh phúc mỗi phút giây ta sống, chỉ cần chú ý và trân trọng từng giọt giá trị chứa đựng bên trong nó mà thôi.
Bước hành động: Hãy dành một phút và nghĩ đến những thứ xung quanh khiến ta phiền lòng, thất vọng hay giận dữ gần đây. Ta có thể tìm thấy những điều tuyệt vời từ đó như thế nào?
Theo nội dung của cuốn sách Biết Hài Lòng của tác giả Leo Babauta