Phản ứng tiêu cực với những hành động

GTHN - Bực bội với người khác có thể khiến ta cả ngày ngao ngán – từ việc nổi điên với mấy tay chạy xe ẩu, tới khó chịu với vợ chồng con cái, tới cả đồng nghiệp, hay một gã mặt khó ưa trên đường, hay tay bồi bàn, hay một cô tiếp viên bâng quơ nào đấy.

biet-hai-long-leo-babauta

Sự bực bội, nóng nảy, khó chịu hay tức tối đều chẳng khiến ta khá hơn. Những thứ đó sẽ phá hỏng các mối quan hệ tốt đẹp với người khác, khiến ta không còn vị tha, bình tĩnh hay thấu hiểu nữa. Những thứ đó sẽ làm ta mất đi lòng tin từ bạn bè, khiến họ nổi cáu và thậm chí căm ghét chúng ta. Không những thế, ta

Nếu những cảm giác trên không có ích chút nào, thì ta nên làm gì đây? Ta không thể cứ bấm nút tắt là xong, ta cũng chẳng thể đè nén được (ừ thì có thể cố nén trong chốc lát, nhưng về lâu về dài thì chẳng hiệu quả đâu).

Hãy bắt đầu bằng cách để tâm. Để thay đổi phản ứng của ta, trước tiên ta phải để tâm đến những lúc các phản ứng này xuất hiện. Ta không thể thay đổi nếu cứ hành động một cách tự động từ trong vô thức.

Khi đã nhận biết các phản ứng này, quan trọng là đừng hành động – cho cảm giác tiêu cực xuất hiện cũng không sao. Hành động mới là thứ nguy hiểm. Hành động trong sự nóng

Vậy nên, cứ thư thả. Đi chỗ khác, bình tĩnh lại, hít thở sâu. Lúc đó ta có thể nhìn cảm xúc dâng trào, đạt tới đỉnh, rồi hạ nhiệt dần. Khi đó, ta có thể nghĩ về vấn đề này một cách bình tĩnh và hành động hợp lý hơn. Đó là thứ ta thật sự muốn: một phản ứng phù hợp.

Tuki: Dĩ nhiên không ai vui vẻ gì khi bị xử tệ hay bất công. Nhưng sự khác biệt nằm ở cách hành xử của ta đối với hành động của người khác. Một lời nói bình tĩnh có trọng lượng gấp ngàn lần một cú đấm đầy lửa hận.

Vậy phản ứng phù hợp là gì? Nếu ta bỏ đi sự giận dữ hay cảm giác bị xúc phạm, ta có thể phản ứng lại theo cách không nông nổi và tiêu cực. Ví dụ:

* Nếu có gã nào chạy xe vượt mặt và chắn ngang đường ta, hãy cứ chạy chậm lại, bình tĩnh. Rồi ta có thể lách qua nếu an toàn. Đừng có hung hăng, và đừng vận

* Nếu con ta phá phách, thay vì thét mắng, ta có thể thử tìm hiểu lý do, và nói chuyện với con về những hành động này một cách đàng hoàng. Sau đó điều chỉnh hành vi cho con từ từ.


* Nếu một tay đồng nghiệp bắt đầu khó chịu, ta có thể nói chuyện với anh chàng một cách bình tĩnh, hợp tác, thay vì theo kiểu một mất một còn.

Ai cũng đang học hỏi


Có một câu slogan tôi thường dùng để nhìn nhận mọi thứ đa chiều hơn: “”. Ta có thể tự nói câu đó với mình mỗi lần có người làm chuyện ta không thích.

Câu này có nghĩa là, nếu có người hành xử lỗ mãng, thì chỉ là anh chàng này còn phải học hỏi nhiều về kĩ năng quản trị cảm xúc. Nếu đồng nghiệp của ta làm việc kém, chắc chắn cô nàng đang học hỏi cách làm việc chuyên nghiệp hơn. Nếu con ta quậy phá, nghĩa là nó vẫn còn phải học hỏi về cuộc sống này.

Và điều đó có nghĩa là mọi việc chẳng sao cả đâu. Ta đều đang phải học hỏi một thứ gì đó mà. Ta đang học hỏi mọi lúc, mọi nơi. Dĩ nhiên, mỗi người đều đang ở tầng nấc khác

Ta cũng có thể ứng dụng cách này với bản thân – khi ta không thành công hay hành xử kém, ta có thể tự tha thứ cho mình bằng cách nghĩ rằng “Ai cũng đang học hỏi.”. Bản thân ta cũng không hoàn hảo như mọi người thôi, đúng không?

Nói chung, khi có ai đó không hoàn hảo, lỗ mãng, kém cỏi hay thiếu phù hợp – cứ tự nhẩm rằng “Ai cũng đang học hỏi.”. Và cười

Vấn đề không nằm ở người đối diện

Bậc này cao cấp hơn nhiều, nên đừng lo nếu bạn không thể nghĩ theo cách này ngay được.

Tóm lại là thế này: Vấn đề không bao giờ nằm ở người đối diện.


Nếu có ai đó hành xử lỗ mãng và rồi ta nổi cáu, thì vấn đề không nằm ở hành động của người kia, mà là ở phản ứng của ta. Hay chính xác hơn, vấn đề không nằm ở phản ứng trong đầu, mà nằm ở những hành động phát sinh do những phản ứng tiêu cực ấy.

Cách nhìn này cho thấy hành động của người đối diện chỉ là tác nhân bên ngoài, cũng như một cái lá rơi ngoài sân, hay hòn đá lăn trên núi xuống vậy. Khi đá rơi trước mặt ta, ta không bao giờ nổi nóng với hòn đá cả. Ta chỉ đi vòng qua nó thôi. Khi lá rơi, chẳng ai lại

Hành động của người khác cũng chẳng khác những thứ trên là bao. Hãy thử ngẫm nghĩ một tình huống nhỏ:


Một người đang chèo thuyền thì thấy một người khác chèo về phía mình. Thuyền ủi vào nhau, và anh chàng bắt đầu chửi bới gã kia vì đã cố ý đâm thuyền.


Đây là một trường hợp khác:


Cũng người đó đang chèo thuyền thì thấy một cái thuyền trống đang trôi về phía mình. Thuyền ủi vào nhau, và anh chàng chỉ đơn giản là mặc kệ và tiếp tục chèo mà thôi.

Trong trường hợp đầu tiên, anh chàng đã nổi điên. Trong trường hợp thứ hai, anh chàng hành xử đúng đắn hơn.

Vấn đề là, chiếc thuyền luôn rỗng không. Ngay cả khi có người điều khiển thuyền, thì

Tuki: Bạn sẽ thấy hài hơn nếu câu chuyện diễn ra như sau: “Một người đang chèo thuyền thì thấy một cái thuyền trống đang trôi về phía mình. Thuyền ủi vào nhau, và anh chàng bắt đầu chửi bới cái thuyền trống vì đã CỐ Ý đâm vào mình.” (?).

Tuki: Trừ khi ta là Conan, còn lại không phải lúc nào mọi người xung quanh ta cũng đều đang có âm mưu giết người

Khi ta cho rằng mọi việc đều có liên quan tới ta, ta sẽ cáu. Khi ta nhìn những sự kiện bên ngoài như một chiếc thuyền trống, ta sẽ hành xử đúng đắn hơn. Và thế là, những người xung quanh không còn là vấn đề. Chỉ là do cách nhìn của chúng ta mà thôi. Để đạt cảnh giới này, cần luyện tập. Và trong thâm tâm ta sẽ thay đổi rất nhiều.


Viết 3 câu này mỗi lần ta cảm thấy khó chịu vì hành động của người khác: “”. Đặt những câu này ở chỗ ta có thể thấy mỗi lần phản ứng lại người khác, và hãy nhẩm trong đầu khi bắt đầu cảm thấy khó chịu vì bất kì ai.

Theo nội dung của cuốn sách Biết Hài Lòng của tác giả Leo Babauta
DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !